Lãnh đạo thị xã nghe báo cáo các đề án về phát triển du lịch tâm linh tại các di tích trên địa bàn Chí Linh

Chiều 19/3, lãnh đạo UBND thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nghe Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng báo cáo đề cương các đề án: “Phát triển di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Bà Chúa Sao Sa ở phường Văn An, thị xã Chí Linh trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn”, đề án “Xây dựng và phát triển du lịch tại di tích đền Sinh - đền Hóa” và đề án “Xây dựng các di tích lịch sử văn hóa thị xã Chí Linh trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn”.
28945176 888275578043995 1648812315 o
28944369 888275781377308 1333879899 o
Quang cảnh hội nghị
 
Đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí linh chủ trì hội nghị; cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh; đồng chí Nguyễn Phúc Thịnh, Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh; lãnh đạo các phòng, ban, ngành của thị xã. Về phía các nhà nghiên cứu có Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng dụng; Tiến sĩ Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Hội nghị đã nghe Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng dụng báo cáo đề cương các đề án: “Phát triển di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Bà Chúa Sao Sa ở phường Văn An, thị xã Chí Linh trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn”, “Xây dựng và phát triển du lịch tại di tích đền Sinh - đền Hóa”, “Xây dựng các di tích lịch sử văn hóa thị xã Chí Linh trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn”. Mỗi đề án, đều được xây dựng trình từ các bước, các phần rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt mỗi đề án đã chỉ ra những thế mạnh, đặc thù, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch đến với các di tích. Mặt khác các đề án cũng đưa ra những mục tiêu và các giải pháp nhằm giúp cho các di tích ngày càng thu hút đông khách du lịch về với các di tích góp phần làm tăng trưởng kinh tế của thị xã Chí Linh.
Các điểm mạnh của các di tích ở Chí Linh là di tích nằm ở những nơi có cảnh quan đẹp, các nhân vật được thờ đều là những danh nhân lỗi lạc của đất nước được nhân dân kính trọng yêu mến, việc thực hành các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian phù hợp với tâm thức của người dân Việt Nam, vì vậy thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách thập phương. Như đền Chu Văn An thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An, người thầy của muôn đời, đền thờ Bà Chúa Sao Sa thờ nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa bảng Nguyễn Thị Duệ, vì vậy rất được giáo giới và học sinh ngưỡng mộ. Hay đền Sinh - đền Hóa thờ đức Thánh Phi Bồng và thờ Mẫu Thạch Bàn, gắn với tâm thức thờ Mẫu, nơi thu hút du khách đền cầu tự…
Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cũng chỉ rõ trong từng đề án những mặt còn hạn chế như: Các di tích còn chưa thu hút đông du khách; nguồn thu ít ỏi, chủ yếu từ tiền công đức, các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ khác không đáng kể, khách đến với các di tích chỉ với thời gian rất ngắn mà không lưu trú, vì không có những dịch vụ phụ trợ, sản phẩm du lịch, dịch vụ, sản vật địa phương, điểm vui chơi giải trí hấp dẫn du khách ở lại Chí Linh…
Đặc biệt từng đề án cũng đề ra nhiều giải pháp để phát triển du lịch tâm linh tại các di tích. Cụ thể như đối với đề án: “Phát triển di tích đền thờ Chu Văn An và đền thờ Bà Chúa Sao Sa ở phường Văn An, thị xã Chí Linh trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn” có đưa ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp rõ ràng như: quan điểm phát triển du lịch tâm linh theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy  giá trị di sản văn hóa; mục tiêu tăng  nguồn thu công đức và các dịch vụ từ 25 – 30%/năm, trường hợp áp dụng các biện pháp đột phá, hiệu quả có thể tăng  nguồn thu từ 35 – 50%/năm và định hướng tổ chức không gian phát du lịch tâm linh đã đưa ra việc xây dựng hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch; các nhóm sản phẩm bổ trợ kết hợp với các sản phẩm du lịch tâm linh như: du lịch văn hóa về cội nguồn; du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.
Đề án “Xây dựng và phát triển du lịch tại đền Sinh - đền Hóa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” cũng nếu ra các giải pháp: Đổi mới cơ chế quản lý và Ban Quản lý Di tích; khoán doanh thu cho Ban Quản lý Di tích; chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm việc tại khu di tích; giải pháp liên kết giữa các khu di tích trong vùng và trong tỉnh trong phát triển du lịch; nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông và thông tin liên lạc, nâng cấp không gian tổ chức  thực hiện các nghi lễ hầu đồng, dâng hưởng; giải pháp về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trong di tích; tổ chức lại hệ thống dịch vụ ở khu di tích để phát triển du lịch; tăng cường các giải pháp truyền thông, tuyên truyền quảng bá…
 Sau khi nghe Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian ứng dụng báo cáo đề cương của 3 đề án và nghe các ý kiến của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh nhất trí với các đề án trên và mong các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu và tư vấn cho thị xã Chí Linh những cách thức, giải pháp thực hiện từng đề án để đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng chí Chủ tịch UBND thị xã cũng chỉ đạo các phòng, ban, chức năng tạo điều kiện tốt nhất để các nhà nghiên cứu tiếp cận với các số liệu, tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thực trạng các di tích một cách thuận lợi nhất để việc xây dựng từng đề án cụ thể, chi tiết, sát với thực tiễn. 

Tác giả bài viết: 0965.68.68.68

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bản đồ du lịch Chí Linh
map chilinh
Bài viết được xem nhiều
lien he qc
Mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây