BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CHÍ LINH: 13 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Với mục đích tăng cường công tác quản lý các di tích để nhằm bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích, qua đó giữ gìn và phát huy giá trị các di sản, huyện Chí Linh (nay là TP Chí Linh) đã thành lập Ban Quản lý Di tích Chí Linh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các di tích trên địa bàn. Ngày 31/12/2007, đánh dấu bước khởi đầu trên hành trình xây dựng và trưởng thành của Ban Quản lý Di tích Chí Linh.
 
21122274 263634110810206 5504512548680366248 o
21082873 795240157347538 2028566961569936166 o
22179682 1426593194127833 8819272955095096626 o 1
22528578 1439889986131487 4963660805463353978 o
82048590 785814515229205 396965281500495872 n
82266641 2330147397224409 8718770133272625152 n
122152677 380076776704151 5083051226933618474 n
 
Một số hình ảnh hoạt động của Ban QLDT Chí Linh
 
Lúc mới thành lập, Ban Quản lý gặp vô vàn khó khăn. Bởi các di tích trên địa bàn nằm cách xa nhau, nhân lực lúc đó còn thiếu, chuyên môn, nghiệp vụ còn chưa được chuẩn hóa, chuyên nghiệp. Các di tích đền Chu Văn An, đền nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, quần thể khu di tích đền Cao, khu di tích đền Sinh – đền Hóa… lúc đó hầu hết đều đã xuống cấp và chưa được đầu tư nhiều để tôn tạo, bảo vệ di tích. Các lễ hội, sự lệ của nhiều di tích được tổ chức mang tính chất tâm linh trong cộng đồng làng, xã. Cơ sở hạ tầng di tích còn thiếu và yếu, giao thông đi lại khó khăn không hấp dẫn, thu hút được du khách.
Nhiều năm qua, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Quản lý không ngừng được kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, tuyển dụng nhiều cán bộ, nhân viên trẻ có năng lực trình độ cao đẳng, đại học từ các chuyên ngành lịch sử, văn hóa, du lịch, giáo dục, kế toán. Cán cán bộ, nhân viên của đơn vị không ngừng tự trau dồi và được cơ quan tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn; tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về di tích di sản; tập huấn kỹ năng tổ chức sự kiện, trò chơi; tập huấn các kỹ năng về thuyết trình, hướng dẫn viên… Vì vậy đội ngũ cán bộ, nhân viên đã dần dần làm tốt, chuyên nghiệp. Để công tác quản lý tại các di tích được tốt và thúc đẩy hoạt động du lịch dịch vụ tại các di tích, Ban Quản lý cho thành lập các tổ di tích và tổ du lịch dịch vụ. Trong đó, tổ du lịch dịch vụ sẽ kết nối với các di tích để phát triển các hoạt động dịch vụ bán hàng tại các di tích nhằm phục vụ du khách về tham quan, chiêm bái.
Để công tác quản lý nhà nước về di tích, di sản, nâng cao giá trị cho từng di tích, Ban Quản lý đã phối hợp với các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, du lịch, tâm linh để tìm hiểu những giá trị của từng di tích như tổ chức khảo cổ học tại một số di tích, tổ chức hội thảo khoa học để làm rõ giá trị vật thể, phi vật thể của từng di tích, thông qua đó để kiến nghị với thành phố cho phụng dựng những di vật, hiện vật và các nghi lễ, tín ngưỡng của từng di tích. Đơn cử như đền Chu Văn An đã khôi phục nét đẹp khai bút đầu xuân, tổ chức lễ hội về nguồn trở thành những hoạt động hấp dẫn thu hút giáo giới, học sinh, sinh viên trong cả nước và du khách thập phương về tham dự. Hay như đền Cao cũng được tiếp tục duy trì các hoạt động tín ngưỡng, sự lệ cổ truyền tại đây. Lễ hội truyền thống đền Cao vào tháng Giêng được tổ chức quy mô hơn, nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian được khôi phục và đưa vào lễ hội như hội thi giã bánh dầy, giải vật truyền thống, kéo co, nhảy bao bố. Đặc biệt trong lễ hội truyền thống năm 2017, Ban Tổ chức đã nâng cấp hoạt động tín ngưỡng về ban Khước thánh thành một nghi lễ trang trọng… Ngoài ra, nhiều hoạt động lễ hội truyền thống tại các di tích đền Sinh - đền Hóa, chùa Thanh Mai cũng được khôi phục khiến cho các hoạt động lễ hội tại các di tích ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách thập phương.
Ban Quản lý còn tham mưu cho lãnh đạo thành phố để trùng tu, tôn tạo các hạng mục ở các di tích bị hư hỏng, xuống cấp; xây dựng hạ tầng cho các di tích như đường vào di tích, bãi đỗ xe, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, cây xanh tạo cảnh quan di tích. Trên cơ sở đó, thành phố Chí Linh, tỉnh, trung ương và các nguồn xã hội hóa đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm đường vào các di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng, hạng mục di tích xuống cấp, hệ thống chiếu sáng, cảnh quan cho các di tích đền Chu Văn An, đền Nguyễn Thị Duệ, đền Sinh – đền Hóa, quần thể di tích đền Cao, đền thờ Liệt sĩ thành phố… Đến nay, các di tích đều khang trang, cảnh quan đẹp, hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến tham quan các di tích. Hằng năm, các di tích do Ban Quản lý di tích Chí Linh quản lý đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.
Mặt khác, Ban Quản lý còn tham mưu cho UBND thành phố lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cho một số di tích được công nhận là khu du lịch, điểm du lịch cấp tỉnh và Quẩn thể di tích cấp quốc gia. Kết quả đã có 2 khu di tích gồm: Khu di tích Phượng Hoàng, Quần thể di tích đền Cao được UBND tỉnh công nhận khu du lịch cấp tỉnh và khu di tích đền Sinh – đền Hóa được công nhận là điểm di tích cấp tỉnh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận khu di tích đền Cao là Quần thể di tích cấp Quốc giá và đã lập hồ sơ các sự lệ ở Quẩn thể di tích đền Cao đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngoài ra, Ban Quản lý Di tích Chí Linh còn tham mưu cho UBND thành phố phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Ứng dụng xây dựng 3 đề án về phát triển du lịch và du lịch tâm linh cho TP Chí Linh, trong đó đề án “Phát triển du lịch thành phố Chí Linh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Đây là đề án mang tính tổng thể, chiến lược vạch ra hướng đi cho thành phố Chí Linh trong phát triển lĩnh vực du lịch dịch vụ cho thành phố. Nếu thực hiện đề án này có hiệu quả sẽ thúc đẩy lĩnh vực du lịch của thành phố phát triển mạnh mẽ. Việc tham mưu xây dựng đề án này rất “trúng” với tâm nguyện, ý chí của lãnh đạo thành phố đã vạch ra hướng phát triển bền vững cho Chí Linh.
Nhìn chung, trong 13 năm xây dựng và phát triển, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đã có những đóng góp tích cực trong công tác quản lý nhà nước về di sản, giúp UBND thành phố quản lý, tôn tạo, bảo vệ tốt các di tích. Bước đầu, các di tích đã phát huy giá trị di sản của mình trong việc thúc đẩy lĩnh vực du lịch, dịch vụ của thành phố phát triển./.
 

 

Tác giả bài viết: Kim Xuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bản đồ du lịch Chí Linh
map chilinh
Bài viết được xem nhiều
lien he qc
Mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây