TƯỞNG NIỆM 366 NĂM NGÀY MẤT CỦA BÀ CHÚA SAO SA-  TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ DUỆ.

Sáng 21- 12, tại đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, phường Văn An, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương), UBND thành phố Chí Linh long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 366 năm ngày mất của Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (1654 – 2020).
132045776 403130697568689 7290921702605568420 n
 
132100928 171470931368887 5891177920357624232 n
Lễ dâng hương tưởng niệm 366 năm ngày mất của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Duệ ( 1654- 2020).

Dự lễ tưởng niệm có đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; đồng chí Nguyễn Văn Kiên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chí Linh; cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể thành phố. Đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương có Thượng tọa Thích Thanh Dũng, Ủy viên Trung ương Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo VN, Phó trưởng Ban Thường trực, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP Chí Linh.
Lễ tưởng niệm được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm lễ dâng hương và lễ tế. Lê dâng hương có sự tham gia của lãnh đạo Thành ủy, UBND, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đại diện Giáo hội Phật giáo cùng đông đảo nhân dân phường Văn An và du khách thập phương đã thành kính dâng nét hương thơm tưởng nhớ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, người có công trong phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà thế kỷ 17.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ còn có tên khác là Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền. Bà sinh năm 1574 ở xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, TP Chí Linh). Năm 20 tuổi, bà cùng cha lên Cao Bằng theo nhà Mạc. Tại Cao Bằng, vốn là người thông minh, ham hiểu biết, Nguyễn Thị Duệ đã cải trang làm nam nhi tìm thầy để học. Khi nhà Mạc mở kỳ thi hội, bà đã ra ứng thí và đỗ đầu Hội nguyên. Khi dự yến tiệc, chúa Mạc thấy thí sinh đỗ Hội nguyên có dáng vẻ một cô gái nên dò hỏi mới biết sự thực, vua không trách mắng mà còn lấy bà làm vợ và đặt tên là Sao Sa. Vì lý do đó mà dân gian thường gọi bà là bà chúa Sao Sa.
Nguyễn Thị Duệ là nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên và duy nhất của nền khoa bảng phong kiến nước ta. Bà làm quan qua triều đại nhà Mạc và nhà Lê. Những năm làm quan, bà luôn quan tâm phát triển nền giáo dục nước nhà. Bà được coi là người khai mở hình thức giáo dục đào tạo từ xa và coi trọng việc tự học, tự đào tạo mà ngày nay đang áp dụng phổ biến.
Năm 70 tuổi, bà cáo quan về quê nhà. Bà mất năm 1654, khi 80 tuổi, được nhân dân địa phương lập đền thờ và tôn làm phúc thần.
Những năm gần đây, đền thờ, tháp mộ của bà được lãnh đạo thành phố quan tâm đầu tư, kêu gọi các nguồn xã hội hóa để tôn bổ, tu tạo di tích, trở thành điểm đến cho du khách thập phương nói chung, giáo giới, học sinh, sinh viên nói riêng về tham quan, dâng tưởng nhớ và giáo dục truyền thống hiếu học của người Việt Nam./.
 
30442710 1613250118795472 5681870621663821824 o 1
30571659 1613250328795451 403920177877483520 o
Đ/c Lưu Văn Bản, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, phó Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyên Bí thư Thành ủy Chí Linh; Đ/c Nguyễn Đức Hóa, Nguyên phó Bí thư Thành ủy, Nguyên Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh, Động thổ công trình tu bổ, tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp.
 
15
Tinh Phi Cổ Tháp được phục dựng.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222

Tác giả bài viết: Ban QLDT Chí Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây