22:03 11/06/2024
Hồ sơ di sản thế giới (UNESCO) quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Giang đã được đánh giá sơ bộ, đáp ứng các yêu cầu về thể thức hồ sơ
17:01 31/12/2020
Với mục đích tăng cường công tác quản lý các di tích để nhằm bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích, qua đó giữ gìn và phát huy giá trị các di sản, huyện Chí Linh (nay là TP Chí Linh) đã thành lập Ban Quản lý Di tích Chí Linh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các di tích trên địa bàn. Ngày 31/12/2007, đánh dấu bước khởi đầu trên hành trình xây dựng và trưởng thành của Ban Quản lý Di tích Chí Linh.
20:05 04/09/2019
Kết nối di sản để thúc đẩy ngành du lịch phát triển đang là một xu thế tất yếu. Những năm gần đây, Thành phố Chí Linh cũng đẩy mạnh việc kết nối các di sản, di tích trên địa bàn để ngành du lịch phát triển bền vững.
16:58 12/06/2018
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có từ lâu đời, trong đó Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đền Sinh - đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở miền Bắc được nhiều người biết đến. Để nhân dân và du khách thập phương hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đền Sinh - đền Hóa nói riêng trang Dulichchilinh.com đăng tải bài viết này nhằm giúp quý vị có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tín ngưỡng độc đáo này.
12:21 02/01/2018
Ban Quản lý Di tích Chí Linh được thành lập theo quyết định số 4876 – QĐ/UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 31/12/2007 đến nay đã được tròn 10 năm. Trong 10 năm qua, các thế hệ cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Di tích Chí Linh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, cống hiến tâm huyết, công sức để xây dựng Ban Quản lý ngày càng phát triển vững mạnh, chuyên nghiệp và không ngừng nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn. Đặc biệt từ khi có Ban Quản lý công tác bảo tồn các di tích, di sản văn hóa, lịch sử trên địa bàn thị xa Chí Linh được tốt hơn. Các di tích thường xuyên được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị trong việc phát triển du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã Chí Linh.
18:36 21/12/2017
Chiều 21/12, tại UBND xã An Lạc, thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương), UBND thị xã Chí Linh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai phương án khoanh vùng xếp hạng quần thể di tích quốc gia đền Cao An Lạc. Đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, Vũ Đình Tiến, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo Phòng Di sản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương), Phòng Văn hóa, Ban Quản lý Di tích Chí Linh và xã An Lạc.
09:21 23/11/2017
Hiện nay, Ban Quản lý Di tích Chí Linh đang phụ trách quản lý các di tích: Đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền Sinh – đền Hóa, đền Cao, đền Gốm, chùa Thanh Mai, đền Quốc Phụ, đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Đây đều là những danh lam thắng cảnh và những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử nước ta như thầy giáo Chu Văn An, nữ tiến sĩ khoa bảng đầu tiên Nguyễn Thị Duệ, Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa, danh tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và các di tích gắn với truyền thuyết về các đức thánh như Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên, 5 anh em Đức Thánh họ Vương có công lao hộ quốc, an dân. Các danh nhân, đức thánh được thờ trong các di tích này được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước kính trọng, tôn thờ. Tuy nhiên, để các di tích này được bảo vệ và phát huy được giá trị di sản là điều khiến Ban Quản lý Di tích Chí Linh luôn trăn trở.
14:10 13/09/2017
Sáng 13 – 9, tại đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh tổ chức tọa đàm khoa học về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên khu di tích đền Sinh – đền Hóa.
19:57 14/01/2017
Ngày 14/01/2017, Đoàn khảo sát, nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng, văn nghệ dân gian do Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam làm trưởng đoàn cùng các nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian, du lịch gồm: Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; Tiến sỹ Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội, cùng cán bộ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương.