TƯỞNG NIỆM ĐỨC THÁNH PHI BỒNG HIỆU THIÊN

Sáng 10/6 (tức 8/5 âm lịch), tại đền Hóa (xã Lê Lợi), Ban Tổ chức Lễ hội đền Sinh - đền Hóa TP Chí Linh long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Dự lễ tưởng niệm có đồng chí Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội; cùng các ban, ngành, đoàn thể thành phố, xã Lê Lợi, cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
           
62268368 368640200451231 3426817649424728064 n
Ban Khánh tiết thực hiện nghi thức Lễ dâng hương.
 
62161706 391047211508966 8795552427559354368 n
Các đồng chí lãnh đạo dâng hương.
62539015 411858499543426 9189558850255060992 n
Lãnh đạo Ban QLDT Chí Linh đọc diễn văn tưởng niệm đức thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
Trong diễn văn tưởng niệm, ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh đã nói về Khu di tích danh thắng đền Mẫu Sinh – đền Thánh Hóa gắn với huyền sử, truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
          Theo “Văn bia Ngọc phả Thiên thần vị”: “… Vào giờ Dần, ngày 8 tháng 5. Như thường lệ, trẻ mục đồng thôn Yên Mô (nay là thôn An Mô) thường tụ tập ở chốn này, chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc ở trên núi bèn gọi nhau đến đó. Đám trẻ, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ, nằm trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn. Bọn trẻ lấy nón che phía trên, bế bồng đón về. Bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời. Bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hiệu Thiên Đại Tướng quân giáng hạ. Bọn trẻ đều kinh hãi, trở về nói lại cho người dân trong làng. Dân làng đến nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn 1 thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ: Khối Thạch linh hình Mẫu mẹ sinh Thiên thần Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên Đại tướng quân lập Đền Mẫu Sinh. Nơi Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hóa về trời lập Đền Thánh Hóa.
          Đến triều Trần, quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước ta, kinh thành bị vây hãm. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương phụng mệnh cầu đảo bách thần, dấy binh xuất chiến. Trên đường, truy đánh giặc Nguyên đến đất huyện Phượng Nhãn thì gặp quân Nguyên theo đường thủy tiến đến. Tiết chế liền hội quân đồn trú ở Côn Sơn. Trong lúc sĩ tốt nấu ăn, Hưng Đạo Đại Vương vào hành lễ cầu đảo tại đền thờ Yên Mô, ước nguyện được âm phù. Đêm đó, nằm ngủ trước án thờ trong đền, đến nửa đêm thì mộng gặp một ông lão râu, tóc bạc trắng, đi từ phương bắc vào trong đền, tự xưng là quan Thiên thần, tên là Phi Bồng Hiệu Thiên giáng xuống hòn đá từ thời Tiền Lê, nay nghe Quốc lão phụng mệnh đánh giặc Nguyên, đi qua đất này, ta đến để gặp, nguyện theo quân âm phù, đợi khi bình định giặc rồi, thì sắc phong ngôi vị linh hiển. Tiết chế tỉnh dậy biết trong mơ gặp thần, liền làm lễ cảm tạ. Bỗng trời đất thay đổi, mây đen bốn bề mù mịt, mưa gió ập đến, tiếng ầm ù như sấm sét, thuyền bay lên bờ. Tiết chế vỗ tay nói: Lòng trời thương đến cho thần âm phù. Liền hô sĩ tốt mấy trăm ngàn người cùng đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận, quân Nguyên đại bại.
          Ngoài ra, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên còn nhiều lần hiển ứng phù hộ mưa gió thuận hòa nhân dân yên ổn làm ăn.. Qua bao đời đế vương đều sắc phong Thượng đẳng. Đến thời Nguyễn, nhiều triều vua ban sắc phong cho Thần là: Thượng đẳng thần hộ quốc, năm Duy Tân thứ 3, sắc phong: Thượng Thượng đẳng tôn thần.
Sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu cùng du khách thập phương dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên tại đền Hóa và đền Sinh./.
 Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222

Tác giả bài viết: Du lịch Chí Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bản đồ du lịch Chí Linh
map chilinh
Bài viết được xem nhiều
lien he qc
Mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây