Tục xin chữ

Tục xin chữ thánh hiền
Xin chữ ở nhiều di tích lịch sử văn hóa theo sở nguyện là việc rất nhiều du khách thường làm. Việc làm này thể hiện một nét văn hóa độc đáo của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung.
Tục xin chữ thánh hiền
Xin chữ ở nhiều di tích lịch sử văn hóa theo sở nguyện là việc rất nhiều du khách thường làm. Việc làm này thể hiện một nét văn hóa độc đáo của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung.
15 CON SON NT

Xin chữ, treo tranh chữ ở những vị trí trang trọng trong mỗi ngôi nhà Việt Nam là một nét đẹp văn hoá đã có từ ngàn đời xưa của người á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Mỗi chữ được chọn để treo thể hiện khát vọng, ý chí, tâm nguyện của người chơi tranh đồng thời tôn vinh nghệ thuật thư pháp. Chơi tranh chữ là một thú chơi thanh cao, tao nhã của người á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người giàu chơi sang có thể chọn những bức tranh chữ mạ bạc, mạ vàng thậm chí bằng vàng; người nghèo bình dị  có thể chọn những bức tranh giấy giản đơn. Song người chơi tranh chữ dù giàu, dù nghèo đều gặp nhau ở một điểm: hướng tới thiên lương, trọng cõi tinh thần.
Thú chơi tranh chữ đi vào đời sống người Việt từ hàng ngàn năm qua và trở thành một nét đẹp văn hoá rất á Đông. Cuộc sống của người Việt Nam từ ngàn xưa đã lam lũ, tảo tần, vất vả. Nếu không phải là những “danh gia vọng tộc” thì có mấy người được thư thái ngắm tranh chữ hàng ngày? Nhưng không vì thế mà người Việt lãng quên một thú chơi thanh cao. Mỗi năm tết đến, xuân về, người Việt Nam vẫn dùng tranh chữ trang trí cho ngôi nhà trở nên rực rỡ để thêm nhiều phúc lộc và may mắn. Chính vì thế mà hình ảnh những ông đồ già bày mực tàu, giấy đỏ trên hè phố hoặc ở những phiên chợ quê để viết chữ cho mọi người đã trở nên quen thuộc:


Thú chơi tranh chữ của người Việt  nói chung là thế. Xin chữ ở đền Thầy Chu Văn An vừa kế thừa những nét văn hoá truyền hoá truyền thống của dân tộc vừa có một ý nghĩa riêng. Sinh thời, Thầy Chu đã cho chữ nhiều người và khi về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng cũng vậy. ở núi Phượng Hoàng, chữ được viết bằng mực son đỏ tươi. Son được lấy từ Giếng Son dưới núi. Thầy dùng  mực son viết chữ cho mọi người. Người làm quan được thầy cho chữ “Liêm”, chữ “Chính”, chữ “Tâm”, chữ “Đức”…; học trò được thầy cho chữ “Học”, chữ “Minh”, chữ “Trí”, “Chí” chữ “Thành”… Người được chữ thầy cho như được một báu vật thiêng liêng, nâng niu suốt cuộc đời. Có chữ thầy như có thầy ở bên khuyến khích, động viên, nhắc nhở. Người xin chữ thầy bày tỏ tâm nguyện, hướng tới, phấn đấu đạt được chữ đã xin.
Thầy đã đi xa hơn sáu trăm năm, nhiều di tích liên quan đến thầy cũng thay hình, đổi dạng. Nhưng nét văn hoá "Xin chữ" ở đền thầy thì vẫn được bảo tồn. Khi di tích được trùng tu, tôn tạo thì nét văn hoá “Xin chữ” cũng được khôi phục lại. Chữ vẫn được viết bằng màu mực son đỏ tươi. Đây là điều độc đáo chỉ có ở đền thờ Thầy giáo Chu Văn An mà không một di tích nào có được.
Người xin chữ chọn chữ theo ý nguyện, đem chữ đặt trước linh vị thầy (trong Hậu cung). Quỳ xuống lạy thầy ba lạy, khấn rõ tên, tuổi, địa chỉ và tâm nguyện của mình rồi xin chữ đem về treo những vị trí trang trọng trong nhà.
Ngoài xin chữ, nhiều du khách đến đền Thầy Chu còn muốn xin lộc học hành, thi cử bằng cách dâng sách, vở, bút có biểu tượng “Chu Văn An linh từ” vào đền rồi xin về cho con cháu viết lấy khước.
Những người may mắn đến chiêm bái đền Thầy vào dịp đầu xuân, lễ hội… còn được “xin khước” trước linh vị Thầy Chu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây