Độc đáo ngôi đền cầu tự ở Hải Dương

Từ lâu, Đền Sinh – Đền Hóa (xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng là di tích văn hóa lịch sử với tín ngưỡng thờ mẫu. Nơi đây, còn là địa chỉ cầu tự dành cho những cặp vợ chồng mong muốn sinh con. Trong đó, nhiều người ứng nghiệm, niềm mong mỏi có  con đã toại nguyện.
                   Từ lâu, Đền Sinh – Đền Hóa (xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng là di tích văn hóa lịch sử với tín ngưỡng thờ mẫu. Nơi đây, còn là địa chỉ cầu tự dành cho những cặp vợ chồng mong muốn sinh con. Trong đó, nhiều người ứng nghiệm, niềm mong mỏi có  con đã toại nguyện.
doc dao ngoi den 1
Đền Sinh là địa chỉ tâm linh dành cho những cặp vợ chồng cầu tự.
 
Đền Sinh – Đền Hóa là di tích nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn, tọa lạc ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc linh thiêng. Di tích thờ Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được nhân dân nơi đây thờ phụng từ hơn nghìn năm qua. Đến đây, tôi đã được nghe kể về truyền thuyết nguồn gốc ra đời di tích và chuyện nhân dân trong vùng và du khách thập phương về dâng lễ cầu tự (xin con).
Anh Hoàng Văn Dũng, Phó trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh cho biết: “Từ lâu, Đền Sinh – Đền Hóa thu hút đông du khách về cầu tài, lộc, công danh, sức khỏe và đặc biệt, nhiều du khách cầu xin con. Đây cũng trở thành điểm độc đáo của di tích đền Sinh – đền Hóa”.
Theo anh Dũng, người dân và du khách thập phương đến đền cầu tự ở đền Sinh là do di tích gắn với tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng phồn thực, với ý nghĩa mong cầu sinh sôi, tươi tốt. Vì ở đền Sinh – đền Hóa gắn với truyền thuyết Đức Thánh Phi Bồng hiển linh trong hình hài một Thiên đồng, sinh ra từ chỗ lõm của khối Thạch linh có dáng hình của người mẹ trong tư thế sinh nở. Từ khi Thánh sinh đến khi hóa chỉ diễn ra trong một canh giờ. Ngoài ra, Đức Thanh Phi Bồng còn nhiều lần hiển linh giúp vua nhà Tiền Lý và phù hộ cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh đuổi giặc xâm lược. Đây còn là nơi linh thiêng được nhiều bậc vua chúa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo địa phương tiến hành các nghi thức cầu đảo, mong quốc thái dân an.
Hiện nay, dấu tích của khối Thạch linh có dáng hình người mẹ trong tư thế sinh nở, nơi phát tích truyền thuyết nằm trong hậu cung của đền Sinh.
Ở đền Sinh có một số người làm công việc viết sớ và làm lễ khấn cầu tự cho du khách, trong đó có 3 cụ gồm cụ Cung, cụ Được, cụ Thuận là được du khách tín nhiệm hơn cả. Chỉ riêng 3 cụ này hàng năm làm lễ cầu tự cho hàng nghìn người. Cụ Nguyễn Thế Cung, 82 tuổi cho biết: Hàng năm có hàng nghìn du khách về đền Sinh cầu tự. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi làm lễ cầu tự cho trên 3000 du khách, riêng tôi làm lễ cho khoảng 700 du khách. Đối tượng đến đền cầu tự là những cặp vợ chồng trẻ mới cưới, rồi những cặp vợ chồng đã mang thai cũng đến cầu Đức Thành Mẫu phù hộ cho thai phát triển khỏe mạnh và những cặp vợ chồng hiếm muộn.
doc dao ngoi den 3
Cụ Cung khấn trong hậu cung Đức Thánh Mẫu.
Theo cụ Cung, thủ tục làm lễ cầu tự không cầu kỳ, tốn kém. Khi du khách đến trình bày nguyện vọng, cụ Cung ghi tên tuổi, địa chỉ, mục đích kêu cầu vào quyển sổ cá nhân để lưu theo dõi. Sau đó cụ viết sớ theo những nội dung đó, rồi lên đền làm lễ khấn cầu Đức Thánh Mẫu phù hộ cho du khách. Khấn xong, xin khước, làm phép vào cung cấm du khách sờ vào phiến đá chỗ đầu gối của Đức Mẫu rồi xoa lên mặt lấy may mắn, mong được ứng nghiệm. Tất cả cho một buổi lễ khấn chỉ độ vài trăm nghìn đồng và đến khi nào ứng nghiệm, đậu thai hoặc sinh con vuông tròn khỏe mạnh thì du khách đến làm lễ tạ.
Cụ Cung cho tôi xem quyển sổ to để dùng ghi tên tuổi, địa chỉ quê quan và mong ước cầu con của du khách. Xem quyển số đó tôi thấy có đến hàng trăm cặp vợ chồng ở nhiều nơi về nhờ cụ Cung kêu cầu giúp. Những cặp vợ chồng trẻ mười tám, đôi mươi đến cầu tự khá nhiều còn vợ chồng lớn tuổi hiếm muộn cũng không ít, thậm chí có cặp vợ chồng trên dưới 60 tuổi vẫn đến cầu tự.
Cụ Cung cho biết, để biết những người đến cầu tự có “được” hay không dựa vào những thông tin phản hồi, thông báo của các cặp vợ chồng. Khi nào “được” họ gọi điện thông báo tin cho cụ Cung biết và về làm lễ tạ Đức Mẫu. Trong quyển số của cụ Cung những người nào “được” thì cụ ghi thêm dòng chữ “đã có tin vui”.
Đơn cử như vợ chồng anh Nguyễn Đăng Sơn, 42 tuổi, vợ là Phạm Ánh Tuyết, 37 tuổi ở phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh đến làm lễ cầu tự hôm 1 – 5 – 2017. Hiện vợ chồng anh Sơn đã có tin vui, vợ anh chị Tuyết đã mang bầu. Vợ chồng anh Đoàn Tuấn Phong, 41 tuổi, vợ Huỳnh Thị Hương, 40 tuổi ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh đến cầu hôm 17 – 4, hiện cũng đã có tin vui. Hay vợ chồng anh Nguyễn Văn Tú, 37 tuổi, vợ Trần Kim Chung, 35 tuổi, ở phố Mễ Nội, phương Liêm Chính, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam về cầu tự ngày 3 – 5. Hiện nay, vợ chồng anh Tú đã có tin vui và đã gửi tiền nhờ cụ Cung làm lễ tạ Đức Mẫu.
“Chẳng biết có phải ngâu nhiên, sự can thiệp của khoa học hay được Đức Thánh Mẫu phù hộ mà nhiều cặp vợ chồng đến cầu tự đã được ứng nghiệm, sinh con khỏe mạnh và về làm lễ tạ khá đông”, anh Đức, tổ trưởng tổ quản lý di tích đền Sinh – đền Hóa cho biết.
                                                                                                   
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222

 
 
 

Tác giả bài viết: Duyên Phạm

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bản đồ du lịch Chí Linh
map chilinh
Bài viết được xem nhiều
lien he qc
Mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây