ĐỀN GỐM (xã Cổ Thành, thành phố Chí Linh, Hải Dương)

Đền Gốm thờ phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư thuộc thôn Linh Giàng, xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Người dân địa phương vẫn ca câu ca dao quen thuộc về đền Gốm:
“Đền thờ Nhân Huệ anh hùng
Vân Đồn vang dội giặc Nguyên rụng rời”
theo sách: “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú: Trần Khánh Dư là người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông là tôn thất nhà Trần nên được phong là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Trần Khánh Dư sinh ngày 14 tháng 2 năm (?) thân phụ là Thượng tướng Trần Phó Duyệt.
Kế thừa truyền thống Hoàng tộc, ngay từ thủa nhỏ Trần Khánh Dư đã rất say mê sách vở và giỏi binh thư. Ông là người lập nhiều công lao to lớn trong các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thế kỷ 13. Khi cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần 1 nổ ra, trong trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu, tướng trẻ Trần Khánh Dư bằng mưu trí sáng tạo, đột kích bất ngờ vào trại giặc thu được thắng lợi lớn. Sau trận này, quân Nguyên mông bị đánh bật khỏi kinh thành, phải rút quân về nước. Đầu xuân năm mậu ngọ (1258), tại buổi lễ thiết triều đầu xuân mừng công ban thưởngcho các tướng lĩnh, Trần Khánh Dư được vua khen là người coá trí lược và phong là Thiên tử nghĩa Nam. Nhưng do, ông phạm tôi bị triều đình cắt chức trở về quê làm nghề chèo đò bán than.
Tháng 11 năm 1282, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2, vua trần họp hội nghị Bình Than lấy ý kiến vương hầu bách quan bàn kế công thủ đánh giặc. Trong dịp này vua trần tình cờ gặp Trần Khánh Dư chèo thuyền chở than quy bến Nhạn Loan trong cảnh "nón lá, áo tơi". Vua cho mời Trần Khánh Dư tới và phục lại các chức cũ cùng dự bàn kế sách giữ nước. Tại hội nghị, Trần Khánh Dư tỏ ra là người có mưu lược, hiến nhiều kế sách tác chiến sâu sắc hợp với ý vua. Trần Thái Tông lại phong chức phó tướng đô quân. Sau khi dẹp tan giặc, ông lại được phong Tước Hầu.
Năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 3, Trần Khánh Dư được Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ quyết chiến trên biển. Tại đây, Trần Khánh Dư đánh thắng trận Vân Đồn tiêu diệt hơn 500 chiến thuyền lương của Trương Văn Hổ. Chiến thắng Vân Đồn làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần quân Nguyên Mông, góp phần quan trọng để cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 3 sớm kết thúc thắng lợi.
Trần Khánh Dư không chỉ là người có tài, cầm quân xung trận mà ông còn có khả năng đặc biệt trong việc luyện binh và hiểu thấu đáo binh pháp của Trần Hưng Đạo. Khi Trần Hưng Đạo viết cuốn: “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để rèn luyện quân sĩ thì chính Trần Kháng Dư là người viết lời tựa về việc sử dụng binh pháp. Với cống hiến to lớn trong suốt ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Khánh Dư là người tướng tài; ông đã được vua Trần phong tước Nhân Huệ Vương.
Cuối đời, Trần Khánh Dư về sống hưu trí tại Thái Ấp bên vụng Trần Xá (thuộc Chí Linh, Hải Dương)- nơi giao thông đường thuỷ phát triển, nhân dân địa phương buôn bán và sản suất đồ gốm. Ông thường động viên nhân dân địa phương tích cực sản suất nên kinh tế địa phương rất phát đạt. Do vậy tên thôn Linh Giàng còn có tên gọi là làng Gốm.
           Ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Mão (?), Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư qua đời. Ghi nhận công lao của ông, nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ tại đầu làng Gốm bên bờ sông Kinh Thầy lấy tên là “Nhân Huệ Vương từ”.
          Hàng năm mỗi độ thu về, từ 13 đến 21 tháng 8 âm lịch nhân dân địa phương tổ chức lễ hội đền Gốm tưởng niệm danh nhân Trần Khánh Dư thu hút hàng vạn người từ nhiều địa phương trở về trong cảnh: “Trên bến, dưới thuyền” đông vui nhộn nhịp. Ca dao xưa làng Gốm còn ghi nhận không khí tưng bừng của ngày hội muôn màu, muôn sắc của một vùng quê:
“ Gốm trông giang thuỷ hữu tình
Càng nhìn, càng thấy vẻ sinh tuyệt vời
Dưới sông thuyền chạy ngược xuôi
Trên bờ phố Gốm hết lời ngợi ca
Đêm đèn đốt tựa sao sa
Đền thờ Nhân Huệ nguy nga lẫy lừng
Nhân dân nô nức tưng bừng
Đón rằm tháng tám hội mừng đua chen
          Lễ hội làng Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm. Khách về dự hầu hết là ngư dân ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng… Trong quan niệm tín ngưỡng dân gian cho rằng: Trần Khánh Dư là một tướng thuỷ quân, từng đánh thắng quân Nguyên Mông nhiều trận trên sông, biển (tiêu biểu là trận Vân Đồn năm 1288) nên thường diễn lại một số tích truyện dân gian như: rước nước, bơi chải… cầu mong để người đi biển an toàn và thu được nhiều cá, tôm, sản vật, và may mắn không bị mưa bão... Đây là một nét đẹp văn hoá  truyền thống của cư dân Đông Bắc cần được bảo tồn.
 Dulichilinh.com
Call: 093.880.2222 
 

 

 
 

Tác giả bài viết: Kim Xuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hotline
Bản đồ du lịch Chí Linh
map chilinh
Bài viết được xem nhiều
lien he qc
Mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây