Chuyện về nữ tiến sĩ có nhiều đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam
- Thứ sáu - 24/08/2018 03:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một số hình ảnh đền thờ nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ
Giả trai đi thi
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, người xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sinh năm 1574, trong một gia đình có truyền thống học hành, cha làm thầy đồ dạy học và có nhiều học trò theo học. Hằng ngày, được tiếp xúc với môi trường học tập và các môn sinh của cha, khiến cô bé Nguyễn Thị Duệ rất ham học. Với tư chất thông minh, nàng học đâu hiểu đó, học một biết mười khiến cha nàng, một thầy đồ có tư tưởng tiến bộ rất vui mừng và cũng khuyến khích con gái nỗ lực học tập.
Sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước rơi vào tình cảnh rối ren, biến động, với sự thao túng của các thế lực họ Mạc, họ Trịnh khiến cho triều hậu Lê nhiều phen lao đao, sóng gió, khiến cho cuộc đời bà cũng bao phen trôi nổi, lưu lạc khắp nơi. Khi triều Mạc bị yếu thế trước quân Lê - Trịnh trong cuộc nội chiến Lê - Trịnh với quân nhà Mạc năm 1592 và rút chạy lên Cao Bằng cố thủ. Nhiều người dân ở vùng đất chịu sự ảnh hưởng của triều Mạc cũng rút theo họ Mạc lên Cao Bằng, trong đó có gia đình bà Duệ.
Tại vùng đất Cao Bằng họ Mạc vẫn tiếp tục củng cố triều chính bằng việc mở các khoa thi cử để tuyển chọn người tài. Năm 1594, nhà Mạc mở khoa thi Hội, người thiếu nữ tuổi tròn đôi mươi xinh đẹp, tài giỏi Nguyễn Thị Duệ đã giả trai đi thi khóa thi năm đó. Khoa thi năm đó, có rất nhiều sĩ tử tham gia, trong đó có cả thầy dạy học của nàng. Kết quả Nguyễn Thị Duệ đã đỗ đầu khóa thi với danh vị Tiến sĩ, đỗ cao hơn cả thầy dạy nàng. Sau khi vua Mạc Kính Cung biết nàng là gái giả trai không những không xử phạm tội khi quân mà còn cảm phục, yêu mến và hết mực khen nàng giữa bá quan văn võ. Vua Mạc đã mời Nữ Tiến sĩ trẻ xinh đẹp, tài giỏi vào trong cung dạy học cho các phi tần, rồi vua Mạc tuyển bà làm phi tần, phong là Tinh Phi có nghĩa là bà Chúa Sao Sa.
Giữa thời cuộc rối ren, loạn lạc, thân gái như bà cũng phải gánh chịu, chìm nổi theo thời cuộc. Năm 1625 quân Lê – Trịnh đã đánh bại nhà Mạc. Bà Tinh Phi chạy trốn trong rừng và bị quân Lê – Trịnh bắt được. Sau khi bị giải về Thăng Long, chúa Trịnh cũng không xử tội bà mà còn rất kính trọng tài năng, đức độ của bà. Chúa Trình phong chức Cung Trung Giáo Tập, rồi Lễ Nghi Học Sĩ, rồi chức Nghi Ái Quan cho bà. Cũng từ đó, bà đã mang hết nhiệt huyết cống hiến công sức, tài năng cho nước nhà.
Đóng góp lớn cho giáo dục nước nhà
Dưới góc nhìn đánh giá ngày nay Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đã có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực về bình đẳng giới, về giáo dục đào tạo, khuyến học khuyến tài, trọng dụng nhân tài.
Đối với đóng góp về bình đẳng giới, bà Duệ đã noi gương bà Trưng, bà Triệu để khẳng định mình. Trong khi bà Trưng, bà Triệu cầm gươm, cưỡi voi, cưỡi ngựa ra trận đánh giặc cứu nước, còn bà Duệ đã dám vượt qua định kiến đương thời “trọng nam khinh nữ”, cấm phụ nữ được đi học, đi thi để được đi học để có kiến thức, đi thi để đỗ đạt giúp đời. Bà đã cố gắng học tập, học thật giỏi để có kiến thức, học vấn, tiếp đó bà còn dám “giả trai” để đi thi. Lề thói của xã hội phong kiến vẫn coi việc “giả trai” đi thi của bà phạm vào tội “khi quân phạm thượng”. Với tội “khi quân phạm thượng” đáng ra sẽ bị xử tội chết nhưng may mắn bà cũng gặp được những vị vua, chúa biết trọng dụng nhân tài, có tư tưởng tiến bộ nên bà đã không bị xử tội. Và kết quả đạt được trong việc đi học, đi thi bà đã đỗ tiến sĩ. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng phong kiến Việt Nam. Bà cũng trở thành tấm gương cho những thế hệ phụ nữ sau này vươn lên khẳng định mình và có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Về văn thơ có Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương về võ có Nữ tướng Bùi Thị Xuân và các thế hệ phụ nữ sau này.
Đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ có nhiều trong góp trong giáo dục đương thời trên lĩnh vực dạy học, trọng dụng nhân tài. Về dạy học, ngoài việc dạy học trong triều đình nơi cung vua, phủ chúa bà còn dạy học cho con em nhân dân bằng hình mà ngày nay gọi đó là hình thức giáo dục từ xa. Đó là bà cho mở các lớp học ở các làng quê, sau đó duy trì việc học bằng cách, bà trực tiếp giao đề bài rồi gửi về để học trò học, làm bài, sau đó nộp ống quyển rồi gửi lên Thăng Long để bà xem xét, chấm điểm. Cùng với việc mở ra loại hình giáo dục từ xa, bà còn là người mở ra hình thức khuyến học, đó là việc bà dùng tiền lương mở lớp học ở các làng quê, giúp đỡ các học trò nghèo có điều kiện được đi học.
Cũng thông qua việc chấm thi, bằng tài năng, đức độ và tấm lòng trân trọng người tài, bà đã giúp triều đình lựa chọn tìm ra những người tài ra giúp nước.
Vào năm 1631, năm Đức Long thứ 3 thời vua Lê Thần Tông, bà Duệ làm giám khảo kỳ thi Tiến sĩ được tổ chức ở Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Kỳ thi đó có rất nhiều sĩ tử tham gia, trong đó có Nguyễn Minh Triết (còn gọi là Nguyễn Thọ Xuân) người quê Hải Dương. Trong số các bài quan giám khảo chọn ra lấy đỗ, có bài thi của Nguyễn Minh Triết. Bài thi chỉ có 4 câu trong đó quy định phải viết 12 câu nhưng 4 câu trong bài thi của Nguyễn Minh Triệt rất xuất sắc, các quan không nỡ đánh trượt bèn tâu vua, vua hỏi bà Duệ. Sau khi xem xong, bà Duệ thấy hay bèn tâu vua: “Bài văn làm được 4 câu hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay triều đình cần người hiền tài chứ không cần kẻ nịnh bợ”. Nhà vua cảm phục bèn chấm cho Nguyễn Minh Triệt đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi.
Có thể nói công lao của bà đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất lớn đương thời bà được các nho sĩ, danh sĩ và người dân đánh giá rất cao. Khi bà mất nhân dân đã xây tháp mộ để hương khói còn gọi là Tinh Phi cổ tháp. Một công trình di tích được đánh giá cao, được coi là một trong 8 di tích cổ của Chí Linh xưa (còn gọi là Chí Linh bát cổ). Hiện nay di tích đền thờ và tháp mộ của bà nằm ở đền Nguyễn Thị Duệ thuộc khu di tích Phượng Hoàng (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Bà được đưa vào thờ trong Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương) cùng với Khổng Tử và 7 vị đại khoa bảng danh tiếng của Việt Nam gồm: Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiểm, Vũ Hữu, Tuệ Tĩnh. Điều đó để thấy rằng công lao, tài năng, đức độ của bà đối với nền giáo dục khoa bảng nước nhà được đánh giá rất cao, ngang hàng với những bậc đại khoa, danh nhân có danh vọng, đức độ, tài năng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, người xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sinh năm 1574, trong một gia đình có truyền thống học hành, cha làm thầy đồ dạy học và có nhiều học trò theo học. Hằng ngày, được tiếp xúc với môi trường học tập và các môn sinh của cha, khiến cô bé Nguyễn Thị Duệ rất ham học. Với tư chất thông minh, nàng học đâu hiểu đó, học một biết mười khiến cha nàng, một thầy đồ có tư tưởng tiến bộ rất vui mừng và cũng khuyến khích con gái nỗ lực học tập.
Sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước rơi vào tình cảnh rối ren, biến động, với sự thao túng của các thế lực họ Mạc, họ Trịnh khiến cho triều hậu Lê nhiều phen lao đao, sóng gió, khiến cho cuộc đời bà cũng bao phen trôi nổi, lưu lạc khắp nơi. Khi triều Mạc bị yếu thế trước quân Lê - Trịnh trong cuộc nội chiến Lê - Trịnh với quân nhà Mạc năm 1592 và rút chạy lên Cao Bằng cố thủ. Nhiều người dân ở vùng đất chịu sự ảnh hưởng của triều Mạc cũng rút theo họ Mạc lên Cao Bằng, trong đó có gia đình bà Duệ.
Tại vùng đất Cao Bằng họ Mạc vẫn tiếp tục củng cố triều chính bằng việc mở các khoa thi cử để tuyển chọn người tài. Năm 1594, nhà Mạc mở khoa thi Hội, người thiếu nữ tuổi tròn đôi mươi xinh đẹp, tài giỏi Nguyễn Thị Duệ đã giả trai đi thi khóa thi năm đó. Khoa thi năm đó, có rất nhiều sĩ tử tham gia, trong đó có cả thầy dạy học của nàng. Kết quả Nguyễn Thị Duệ đã đỗ đầu khóa thi với danh vị Tiến sĩ, đỗ cao hơn cả thầy dạy nàng. Sau khi vua Mạc Kính Cung biết nàng là gái giả trai không những không xử phạm tội khi quân mà còn cảm phục, yêu mến và hết mực khen nàng giữa bá quan văn võ. Vua Mạc đã mời Nữ Tiến sĩ trẻ xinh đẹp, tài giỏi vào trong cung dạy học cho các phi tần, rồi vua Mạc tuyển bà làm phi tần, phong là Tinh Phi có nghĩa là bà Chúa Sao Sa.
Giữa thời cuộc rối ren, loạn lạc, thân gái như bà cũng phải gánh chịu, chìm nổi theo thời cuộc. Năm 1625 quân Lê – Trịnh đã đánh bại nhà Mạc. Bà Tinh Phi chạy trốn trong rừng và bị quân Lê – Trịnh bắt được. Sau khi bị giải về Thăng Long, chúa Trịnh cũng không xử tội bà mà còn rất kính trọng tài năng, đức độ của bà. Chúa Trình phong chức Cung Trung Giáo Tập, rồi Lễ Nghi Học Sĩ, rồi chức Nghi Ái Quan cho bà. Cũng từ đó, bà đã mang hết nhiệt huyết cống hiến công sức, tài năng cho nước nhà.
Đóng góp lớn cho giáo dục nước nhà
Dưới góc nhìn đánh giá ngày nay Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đã có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực về bình đẳng giới, về giáo dục đào tạo, khuyến học khuyến tài, trọng dụng nhân tài.
Đối với đóng góp về bình đẳng giới, bà Duệ đã noi gương bà Trưng, bà Triệu để khẳng định mình. Trong khi bà Trưng, bà Triệu cầm gươm, cưỡi voi, cưỡi ngựa ra trận đánh giặc cứu nước, còn bà Duệ đã dám vượt qua định kiến đương thời “trọng nam khinh nữ”, cấm phụ nữ được đi học, đi thi để được đi học để có kiến thức, đi thi để đỗ đạt giúp đời. Bà đã cố gắng học tập, học thật giỏi để có kiến thức, học vấn, tiếp đó bà còn dám “giả trai” để đi thi. Lề thói của xã hội phong kiến vẫn coi việc “giả trai” đi thi của bà phạm vào tội “khi quân phạm thượng”. Với tội “khi quân phạm thượng” đáng ra sẽ bị xử tội chết nhưng may mắn bà cũng gặp được những vị vua, chúa biết trọng dụng nhân tài, có tư tưởng tiến bộ nên bà đã không bị xử tội. Và kết quả đạt được trong việc đi học, đi thi bà đã đỗ tiến sĩ. Bà là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nền giáo dục khoa bảng phong kiến Việt Nam. Bà cũng trở thành tấm gương cho những thế hệ phụ nữ sau này vươn lên khẳng định mình và có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Về văn thơ có Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương về võ có Nữ tướng Bùi Thị Xuân và các thế hệ phụ nữ sau này.
Đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ có nhiều trong góp trong giáo dục đương thời trên lĩnh vực dạy học, trọng dụng nhân tài. Về dạy học, ngoài việc dạy học trong triều đình nơi cung vua, phủ chúa bà còn dạy học cho con em nhân dân bằng hình mà ngày nay gọi đó là hình thức giáo dục từ xa. Đó là bà cho mở các lớp học ở các làng quê, sau đó duy trì việc học bằng cách, bà trực tiếp giao đề bài rồi gửi về để học trò học, làm bài, sau đó nộp ống quyển rồi gửi lên Thăng Long để bà xem xét, chấm điểm. Cùng với việc mở ra loại hình giáo dục từ xa, bà còn là người mở ra hình thức khuyến học, đó là việc bà dùng tiền lương mở lớp học ở các làng quê, giúp đỡ các học trò nghèo có điều kiện được đi học.
Cũng thông qua việc chấm thi, bằng tài năng, đức độ và tấm lòng trân trọng người tài, bà đã giúp triều đình lựa chọn tìm ra những người tài ra giúp nước.
Vào năm 1631, năm Đức Long thứ 3 thời vua Lê Thần Tông, bà Duệ làm giám khảo kỳ thi Tiến sĩ được tổ chức ở Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Kỳ thi đó có rất nhiều sĩ tử tham gia, trong đó có Nguyễn Minh Triết (còn gọi là Nguyễn Thọ Xuân) người quê Hải Dương. Trong số các bài quan giám khảo chọn ra lấy đỗ, có bài thi của Nguyễn Minh Triết. Bài thi chỉ có 4 câu trong đó quy định phải viết 12 câu nhưng 4 câu trong bài thi của Nguyễn Minh Triệt rất xuất sắc, các quan không nỡ đánh trượt bèn tâu vua, vua hỏi bà Duệ. Sau khi xem xong, bà Duệ thấy hay bèn tâu vua: “Bài văn làm được 4 câu hay còn hơn làm hết 12 câu mà không hay triều đình cần người hiền tài chứ không cần kẻ nịnh bợ”. Nhà vua cảm phục bèn chấm cho Nguyễn Minh Triệt đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi.
Có thể nói công lao của bà đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà rất lớn đương thời bà được các nho sĩ, danh sĩ và người dân đánh giá rất cao. Khi bà mất nhân dân đã xây tháp mộ để hương khói còn gọi là Tinh Phi cổ tháp. Một công trình di tích được đánh giá cao, được coi là một trong 8 di tích cổ của Chí Linh xưa (còn gọi là Chí Linh bát cổ). Hiện nay di tích đền thờ và tháp mộ của bà nằm ở đền Nguyễn Thị Duệ thuộc khu di tích Phượng Hoàng (phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Bà được đưa vào thờ trong Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương) cùng với Khổng Tử và 7 vị đại khoa bảng danh tiếng của Việt Nam gồm: Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiểm, Vũ Hữu, Tuệ Tĩnh. Điều đó để thấy rằng công lao, tài năng, đức độ của bà đối với nền giáo dục khoa bảng nước nhà được đánh giá rất cao, ngang hàng với những bậc đại khoa, danh nhân có danh vọng, đức độ, tài năng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222