Website thông tin du lịch Thành phố Chí Linh - Hải Dương

https://dulichchilinh.com


Ban Quản lý Di tích Chí Linh dự lễ khai hội đền An Sinh

Sáng 9/10 (tức 20/8 âm lịch) Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) do đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị ủy viên, Trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh dẫn đoàn cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh dự lễ hội đền An Sinh (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương đã cùng nhau ôn lại lịch sử đền An Sinh gắn với gốc tích nhà Trần. Theo sử sách ghi lại, vùng đất An Sinh (Đồng Triều) là quê gốc của dòng họ Trần, sau phát triển xuống vùng Long Hưng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và xuống vùng Tức Mặc (Nam Định). Mùa xuân năm Đinh Dậu (năm 1237) vua Trần Thái Tông đã phong vương cho An Sinh Vương Trần Liễu  đồng thời lấy vùng đất Yên Sinh (nay là An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) và vùng đất Yên Phụ (nay là xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) và vùng đất Yên Dương, Yên Hưng, Yên Bang (thuộc tỉnh Quảng Ninh) giao cho An Sinh Vương làm vùng đất thang mộc đời đời con cháu sinh sống và trông coi mộ phần của tiên tổ và lập điện thờ tổ tiên nhà Trần.
Đền An Sinh được xây dựng từ thế kỷ 14 năm 1381 là nơi thờ 5 vị vua nhà Trần. Đến thời Nguyễn đền được trùng tu, tôn tạo và phụng thờ 8 vị vua nhà Trần và có lăng miếu tại vùng An Sinh. Xung quanh đền là hệ thống lăng mộ, điện, miếu, chùa, tháp, am của nhà Trần. Trải qua thời gian và thăng trầm lịch sử, điện An Sinh xưa nay chỉ còn dấu vết kiến trúc và các di vật dưới lòng đất. Năm 1962 được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống đền An Sinh và Lăng mộ các vua Trần được công nhận là di tích lịch sử quốc gia và gần đây được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị.
Những năm gần đây, thị xã Đông Triều tích cực phối hợp cùng với các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và các nhà khoa học tổ chức khai quật, khảo cổ, nghiên cứu và hội thảo để đánh giá về giá trị của các di tích; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di tích; phát tâm công đức huy động mọi nguồn lực xã hội để trung tu, tôn tạo lại nhiều hạng mục của chùa Ngọa Vân, Thái Miếu Nhà Trần, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết… đồng thời đầu tự hệ thông hạ tầng dịch vụ, các tuyến giao thông, kết nối các điểm di tích để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
Dự lễ hội đền An Sinh và được nghe cán bộ Ban Quản lý Khu di nhà Trần trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, cũng là dịp để các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Di tích Chí Linh trau dồi, học tập kinh nghiệm chuyên môn về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di tích, đồng thời phát huy giá trị của di tích trong việc phát triển kinh tế của địa phương bạn để áp dụng trong lĩnh vực công việc, nhiệm vụ của Ban Quản lý Di tích Chí Linh đối với các di tích trên địa bàn do thị xã Chí Linh quản lý.
 
 
22339142 1432027393584413 2958042290671663724 o
22289877 1432027526917733 7640196462256645115 o
22289692 1432027426917743 1822994601238767320 o
Một số hình ảnh trong lễ hội truyền thống đền An Sinh( Đông Triều, Quảng Ninh) năm 2017.

Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222

Tác giả bài viết: Kim Xuyến

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây