Website thông tin du lịch Thành phố Chí Linh - Hải Dương

https://dulichchilinh.com


 BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CHÍ LINH DÂNG HƯƠNG VÀ DỰ KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “CHU VĂN AN – THƯỢNG TƯỜNG SƠN ĐẨU TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Chiều 16/11, tại Tiền đường Nhà Thái học thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu”, nhân kỷ niệm 650 năm Ngày mất của Danh nhân Chu Văn An.
125847057 1550429955166766 1962603920388747771 n
 
125380686 375648320163953 7681908955162996757 n
 
125446467 651554715511964 4090159459293102995 n
 
125767934 685944902062368 7143226604488422928 n
Một số hình ảnh Lễ dâng hương và tham quan chuyên đề
" Chu Văn An- Thượng tường Sơn đẩu" tại di tích Quốc gia Đặc biệt, Văn Miếu Quốc Tử  Giám.
 
77272606 1463178317180073 2968260303516598272 n 2
Đền thờ Chu Văn An( TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Dự lễ khai mạc, về phía đại biểu đại diện cho không gian “Chí Linh – Nơi ở ẩn” của thầy giáo Chu Văn An có ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh, cùng các lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý là cơ quan quản lý di tích đền thờ Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng, phường Văn An, TP Chí Linh – tỉnh Hải Dương.
Chuyên đề trưng bày “Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu” mang ý nghĩa Thầy giáo Chu Văn An như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu của Trường Quốc Tử Giám, được thể hiện bằng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ tiêu biểu với hai phần nội dung chính. Phần một “Túc thanh cao” giới thiệu về con người, nhân cách, sự nghiệp giáo dục của Danh nhân Chu Văn An. Phần hai “Gương Thầy sáng mãi” giới thiệu về Quốc Tử Giám; hoạt động tôn vinh Danh nhân Chu Văn An; học tập và phát huy tinh thần của Thầy giáo Chu Văn An.
Bên cạnh đó, không gian trưng bày được sắp đặt hiện đại trong không gian mở, với ba không gian chủ đạo gắn bó mật thiết với cuộc đời Thầy giáo Chu Văn An. Đó là: Thanh Trì - Quê hương của Thầy; Thăng Long - Quốc Tử Giám nơi Thầy đảm trách công việc dạy học tại Quốc Tử Giám và Chí Linh - Nơi ở ẩn của Thầy những năm tháng cuối đời. Thông qua 3 không gian này, người xem sẽ hiểu rõ hơn cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của Thầy giáo Chu Văn An - “Ông tổ của các nhà nho nước Việt”, hiểu hơn về khí phách một “Kẻ sĩ Thăng Long”.
Chu Văn An sinh năm 1292, tên tự Linh Triệt, tên hiệu Tiều Ẩn, là người con của vùng đất Thanh Đàm, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nhà giáo dục lớn của Việt Nam, nổi tiếng với kiến thức uyên thâm và nhân cách cương trực, thanh cao. Dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329), nhà vua đã cử Chu Văn An giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Trong thời gian đảm nhiệm đứng đầu Trường Quốc Tử Giám, Thầy giáo Chu Văn An cũng trực tiếp giảng dạy cho hai vị vua tương lai - Hoàng Thái tử Trần Vượng (sau là vua Trần Hiến Tông), Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông). Năm 1370, Thầy giáo Chu Văn An qua đời và được triều đình đưa vào phối thờ ở Văn Miếu. Đây là sự tôn vinh bậc nhất mà một triều đại quân chủ dành cho một học giả - thầy giáo. Nhân cách và sự nghiệp của Thấy giáo Chu Văn An được Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán - người cùng thời đánh giá ông là bậc “Thượng tường Sơn Đẩu” về giáo dục.
Thời gian, trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/12.
Trước lễ khai mạc, Ban Quản lý Di tích Chí Linh tổ chức lễ dâng hương Thầy giáo Chu Văn An tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động thể hiện tấm lòng tôn kính của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Di tích Chí Linh đang làm nhiệm vụ tôn tạo, bảo vệ và thờ phụng Thầy tại đền thờ ở Chí Linh đối với Vạn thế Sư biểu Chu Văn An.
cùng hoạt động này, Ban Quản lý Di tích Chí Linh cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm 650 ngày mất của Thầy Chu Văn An tại “Lễ hội về nguồn” diễn ra vào các  ngày từ 24 đến 26 tháng 11 âm lịch./.
Dulichichilinh.com 
 

Tác giả bài viết: Ban QLDT Chí Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây