Đền thờ bà Chúa Sao Sa
- Thứ bảy - 15/10/2016 16:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Tiểu sử:
Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức Sao Sa, bà sinh ra tại xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Ngọc Toàn là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh trác việt và đức độ hơn người. Bà sinh vào cuối thế kỷ 16 trong một gia đình hiếu học. Ngay từ thuở thiếu niên bà đã tỏ ra có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thầy họ Cao về dạy học.
Ngọc Toàn càng lớn lên nhan sắc càng tuyệt thế, thông minh hơn người, có chí khí. Năm Quang Hưng 15 (Mạc Bảo Định nguyên niên) quân của triều đình Lê Trịnh chiếm được Thăng Long, quân Mạc rút về phía Đông thuộc trấn Hải Dương. Đầu Năm Quang Hưng 16 (1593) quân Lê Trịnh tấn công vùng Nam Sách, nhà Mạc thất thủ phải rút khỏi Hải Dương, chạy lên Cao Bằng lập căn cứ...Năm đó, Nguyễn Thị Duệ 20 tuổi cùng cha chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Tuy phải chạy loạn, bà vẫn chăm chỉ học hành thể hiện một người có chí lớn.
Sau khi xây thành, đắp lũy ổn định vị thế ở Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi hội kén chọn nhân tài, sỹ tử ứng thi khá đông. Khoa thi Bính Thìn Năm 1616, Nguyễn Thị Duệ đã đóng giả trai đi thi cùng với thầy giáo của mình. Sau khi chấm bài khớp phách bà được điểm cao đỗ đầu, thầy giáo của bà đỗ thứ hai. Cảm kích trước tài năng của người học trò ưu tú của mình, ông nói: “ Mầu xanh từ màu lam mà ra nhưng đẹp hơn màu lam”. Khi vào dự yến vua Mạc thấy diện mạo giống nữ, xét hỏi biết được sự thật đã không xử tội mà còn khuyến khích và lấy làm vợ phong làm Tinh Phi đặt tên là Sao Sa. Sắc đẹp của Nguyễn Thị Duệ thiên hạ thật khó ai bì, dưới con mắt của Chúa Mạc nàng Duệ là “ngôi Sao Băng trên trời sa xuống”
.
Khi quân Lê Trịnh tiến đánh Cao bằng, quân Mạc đại bại, bà ẩn vào trong hang núi, bị quân Trịnh bắt được đưa vào tiến Chúa, bà liền được quý mến và trọng dụng.
Nhân dân xã bà từ trên chí dưới, đã được cảm tình của bà, lại chịu ơn ban ngoại lệ, nên đều một lòng kính trọng tôn làm hậu thần. Bà rộng xem kinh thánh, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm, Bà lập ra quy ước, định rằng những ngày giỗ tổ nội ngoại và ngày sinh (14 tháng 3), ngày hoá của bà khi bà trăm tuổi, đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ, và lệ đó sẽ truyền mãi về sau. Khi tuổi đã cao bà về trụ trì chùa Vụ Nông, huyện Gia lâm.
Khi Trịnh Tạc (hoàng tổ Dương Vương) lên ngôi, cho tìm nữ học sĩ dạy cung nhân, các quan đều đề cử bà. Dương Vương cho vời bà vào cung , dạy cung nhân gọi bà là Đức Lão lễ Sư.
Gần 80 tuổi, bà dựng một am nhỏ trước mộ tổ, trên một đỉnh đồi thấp ở chân núi Phượng Hoàng, cách chùa Huyền Thiên 200m về phía nam. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khi bà đã ngoài 80 tuổi, từng trải ba đời vua: Lê Thần Tông (1619 – 1643), Lê Chân Tông (1643 – 1649), Lê Thần Tông (làm vua lần thứ hai, 1649 – 1662).
Sau khi bà qua đời, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ, trên xây một ngôi tháp hồng bằng gạch, từ xa đã nhìn rõ. Đến cuối triều Hậu Lê (thế kỷ XVIII) lăng mộ của bà được các sử gia đương thời xếp vào hàng “Chí Linh bát cổ” nghĩa là một trong tám di tích cổ của thị xã Chí Linh, có tên là Tinh Phi cổ tháp.
Người xưa ca ngợi bà như Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ, thần tiên trong cõi đời. Nhân dân Chí Linh còn truyền nhau bài minh viết về bà như sau:
Lạ thay một kính chiếu ba vương,
Kiệt Đặc, Tinh Phi vốn cố hương.
Đẹp tuyệt trần gian, thêm sắc sảo,
Đỗ đầu thi hội, nổi văn chương.
Mất còn chuyện ấy, thây dâu bể,
Mến trọng ơn này tự phấn hương.
Gia ký hai câu còn để lại,
Tháp hoa đầu núi mấy tinh sương.
Đền thờ và lăng mộ bà Nguyễn Thị Duệ nay thuộc thôn Trại Sen, của xã Văn An, thị xã Chí Linh. tỉnh Hải Dương.
2. Lăng mộ:
Theo sách “Chí Linh phong vật chí” sau khi bà chúa Sao Sa qua đời, người ta đưa hài cốt của bà về xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh an táng và trên xây một ngôi tháp bằng gạch nung vì vậy nhìn từ xa tháp có màu hồng rất đẹp, tháp có tên tự là: Tinh Phi cổ tháp.
Tinh Phi cổ tháp bị hư hại từ đầu thế kỷ XIX. Năm 1993 nhân dân địa phương kêu gọi công đức đã khôi phục lại ngôi tháp này nhưng kiến trúc đơn giản.
Chính vì vậy, nhằm bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di tích nhà nước đang có phương án khôi phục lại “Tinh Phi cổ tháp” theo nguyên thể.
3. Đền thờ:
Từ năm 2004 trở lại đây nhận thấy tầm quan trọng của di tích, đặc biệt là về giá trị lịch sử của danh nhân. Ngày 28 tháng 6 năm 2006 UBND tỉnh đã ký quyết định số 2283/ QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Dự án gồm các hạng mục: Đền chính, Tả hữu vu, Tam quan, 2 am hoá vàng và cải tạo nâng cấp Lăng mộ. Sau một thời gian ngắn thi công đến nay đã hoàn thành ba hạng mục: Đền chính, hai am hoá vàng và sân trước.
Đền thờ Nguyễn Thị Duệ được xây dựng trên cơ sở của ngôi đền cũ trên đỉnh đồi Mâm Xôi. mặt hướng theo phía tây nam. Theo thuyết phong thuỷ thế đất của đền như viên ngọc được bao bọc bởi dãy núi Phượng Hoàng. Phía trước là một đập nước rộng mênh mang chấp chới những cánh cò, cánh vạc vào những buổi hoàng hôn đã khẳng định nơi đây quả thật đất lành.
Đền thờ bà chúa Sao Sa kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế ba gian hai dĩ và một gian Hậu cung. Phía sau Hậu cung là Tinh Phi cổ tháp.
Đây là di tích được xếp hạng cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục chăm sóc bằng việc phát tâm công đức của giáo viên, học sinh và nhân dân cả nước nói chung và Chí Linh nói riêng.
Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức Sao Sa, bà sinh ra tại xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) Ngọc Toàn là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh trác việt và đức độ hơn người. Bà sinh vào cuối thế kỷ 16 trong một gia đình hiếu học. Ngay từ thuở thiếu niên bà đã tỏ ra có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thầy họ Cao về dạy học.
Ngọc Toàn càng lớn lên nhan sắc càng tuyệt thế, thông minh hơn người, có chí khí. Năm Quang Hưng 15 (Mạc Bảo Định nguyên niên) quân của triều đình Lê Trịnh chiếm được Thăng Long, quân Mạc rút về phía Đông thuộc trấn Hải Dương. Đầu Năm Quang Hưng 16 (1593) quân Lê Trịnh tấn công vùng Nam Sách, nhà Mạc thất thủ phải rút khỏi Hải Dương, chạy lên Cao Bằng lập căn cứ...Năm đó, Nguyễn Thị Duệ 20 tuổi cùng cha chạy theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Tuy phải chạy loạn, bà vẫn chăm chỉ học hành thể hiện một người có chí lớn.
Sau khi xây thành, đắp lũy ổn định vị thế ở Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi hội kén chọn nhân tài, sỹ tử ứng thi khá đông. Khoa thi Bính Thìn Năm 1616, Nguyễn Thị Duệ đã đóng giả trai đi thi cùng với thầy giáo của mình. Sau khi chấm bài khớp phách bà được điểm cao đỗ đầu, thầy giáo của bà đỗ thứ hai. Cảm kích trước tài năng của người học trò ưu tú của mình, ông nói: “ Mầu xanh từ màu lam mà ra nhưng đẹp hơn màu lam”. Khi vào dự yến vua Mạc thấy diện mạo giống nữ, xét hỏi biết được sự thật đã không xử tội mà còn khuyến khích và lấy làm vợ phong làm Tinh Phi đặt tên là Sao Sa. Sắc đẹp của Nguyễn Thị Duệ thiên hạ thật khó ai bì, dưới con mắt của Chúa Mạc nàng Duệ là “ngôi Sao Băng trên trời sa xuống”
.
Khi quân Lê Trịnh tiến đánh Cao bằng, quân Mạc đại bại, bà ẩn vào trong hang núi, bị quân Trịnh bắt được đưa vào tiến Chúa, bà liền được quý mến và trọng dụng.
Nhân dân xã bà từ trên chí dưới, đã được cảm tình của bà, lại chịu ơn ban ngoại lệ, nên đều một lòng kính trọng tôn làm hậu thần. Bà rộng xem kinh thánh, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm, Bà lập ra quy ước, định rằng những ngày giỗ tổ nội ngoại và ngày sinh (14 tháng 3), ngày hoá của bà khi bà trăm tuổi, đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ, và lệ đó sẽ truyền mãi về sau. Khi tuổi đã cao bà về trụ trì chùa Vụ Nông, huyện Gia lâm.
Khi Trịnh Tạc (hoàng tổ Dương Vương) lên ngôi, cho tìm nữ học sĩ dạy cung nhân, các quan đều đề cử bà. Dương Vương cho vời bà vào cung , dạy cung nhân gọi bà là Đức Lão lễ Sư.
Gần 80 tuổi, bà dựng một am nhỏ trước mộ tổ, trên một đỉnh đồi thấp ở chân núi Phượng Hoàng, cách chùa Huyền Thiên 200m về phía nam. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khi bà đã ngoài 80 tuổi, từng trải ba đời vua: Lê Thần Tông (1619 – 1643), Lê Chân Tông (1643 – 1649), Lê Thần Tông (làm vua lần thứ hai, 1649 – 1662).
Sau khi bà qua đời, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ, trên xây một ngôi tháp hồng bằng gạch, từ xa đã nhìn rõ. Đến cuối triều Hậu Lê (thế kỷ XVIII) lăng mộ của bà được các sử gia đương thời xếp vào hàng “Chí Linh bát cổ” nghĩa là một trong tám di tích cổ của thị xã Chí Linh, có tên là Tinh Phi cổ tháp.
Người xưa ca ngợi bà như Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ, thần tiên trong cõi đời. Nhân dân Chí Linh còn truyền nhau bài minh viết về bà như sau:
Lạ thay một kính chiếu ba vương,
Kiệt Đặc, Tinh Phi vốn cố hương.
Đẹp tuyệt trần gian, thêm sắc sảo,
Đỗ đầu thi hội, nổi văn chương.
Mất còn chuyện ấy, thây dâu bể,
Mến trọng ơn này tự phấn hương.
Gia ký hai câu còn để lại,
Tháp hoa đầu núi mấy tinh sương.
Đền thờ và lăng mộ bà Nguyễn Thị Duệ nay thuộc thôn Trại Sen, của xã Văn An, thị xã Chí Linh. tỉnh Hải Dương.
2. Lăng mộ:
Theo sách “Chí Linh phong vật chí” sau khi bà chúa Sao Sa qua đời, người ta đưa hài cốt của bà về xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh an táng và trên xây một ngôi tháp bằng gạch nung vì vậy nhìn từ xa tháp có màu hồng rất đẹp, tháp có tên tự là: Tinh Phi cổ tháp.
Tinh Phi cổ tháp bị hư hại từ đầu thế kỷ XIX. Năm 1993 nhân dân địa phương kêu gọi công đức đã khôi phục lại ngôi tháp này nhưng kiến trúc đơn giản.
Chính vì vậy, nhằm bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di tích nhà nước đang có phương án khôi phục lại “Tinh Phi cổ tháp” theo nguyên thể.
3. Đền thờ:
Từ năm 2004 trở lại đây nhận thấy tầm quan trọng của di tích, đặc biệt là về giá trị lịch sử của danh nhân. Ngày 28 tháng 6 năm 2006 UBND tỉnh đã ký quyết định số 2283/ QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng đền thờ Nguyễn Thị Duệ. Dự án gồm các hạng mục: Đền chính, Tả hữu vu, Tam quan, 2 am hoá vàng và cải tạo nâng cấp Lăng mộ. Sau một thời gian ngắn thi công đến nay đã hoàn thành ba hạng mục: Đền chính, hai am hoá vàng và sân trước.
Đền thờ Nguyễn Thị Duệ được xây dựng trên cơ sở của ngôi đền cũ trên đỉnh đồi Mâm Xôi. mặt hướng theo phía tây nam. Theo thuyết phong thuỷ thế đất của đền như viên ngọc được bao bọc bởi dãy núi Phượng Hoàng. Phía trước là một đập nước rộng mênh mang chấp chới những cánh cò, cánh vạc vào những buổi hoàng hôn đã khẳng định nơi đây quả thật đất lành.
Đền thờ bà chúa Sao Sa kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế ba gian hai dĩ và một gian Hậu cung. Phía sau Hậu cung là Tinh Phi cổ tháp.
Đây là di tích được xếp hạng cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục chăm sóc bằng việc phát tâm công đức của giáo viên, học sinh và nhân dân cả nước nói chung và Chí Linh nói riêng.