CHÙA THANH MAI (HOÀNG HOA THÁM - CHÍ LINH - HẢI DƯƠNG)
- Thứ tư - 22/03/2023 23:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chùa Thanh Mai, ngôi chùa gắn liền với đệ nhị tổ của thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa tôn giả, đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1992
Chùa Thanh Mai được khởi dựng từ thế kỷ 13, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là Núi Tam Ban (ba cấp núi nối liền của Hải Dương, Bắc giang và Quảng Ninh). Chùa Thanh Mai là một đại danh lam, một trung tâm phật giáo thời Trần, cùng với hệ thống các chùa thuộc cánh cung Đông Bắc như: Yên Tử - Quỳnh Lâm – Côn Sơn – Báo Ân và Vĩnh Nghiêm. Nơi đây là các trung tâm tôn giáo lớn mà thiền phái Trúc Lâm truyền bá đạo phật.
Qua quá trình nghiên cứu điền dã khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện cách chùa chính chừng hơn 400m về phía Bắc là một hệ thống kiến trúc cùng một số di vật có niên đại vào thời Trần. Đây được gọi là chùa Thượng, đi xa hơn nữa chừng 2km về khu vực hố Bắc còn có có dấu tích nền tảng của 2 ngôi chùa, nhân dân trong vùng gọi là chùa Bẩy Nền và Chín Nền. Theo Bia ký và thư tịch thì trước đây Thanh Mai là một cơ sở thờ tự lớn. Song trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh nên ngôi chùa cổ được lịch sử ghi nhận cách đây hơn 6 thế kỷ đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngày nay Chùa đã được khôi phục từng phần trên nền móng của các công trình cũ, phỏng theo kiến trúc thời Trần.
Chùa chính có kiến trúc chữ “Đinh” gồm: 7 gian Tiền Đường, 3 gian Tam Bảo. Hệ thống bài trí tượng phật ở đây cũng tương đồng với các ngôi chùa khác, nhưng chủ yếu là tượng mới có niên đại của giai đoạn trùng tu hiện nay. Song điều đáng quý là các pho tượng trên tòa Tam Bảo đều được tạc rất có hồn với chất liệu bằng gỗ mít. Phía sau là công trình nhà Tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Viên Thông Bảo Tháp nơi chứa xá lị của thiền sư Pháp Loa sau khi ngài viên tịch.
Trải qua gần 7 thế kỷ tồn tại, các kiến trúc của ngôi chùa bị thiên nhiên tàn phá, các di vật cổ vật hầu như bị hư hại và mất gần hết. Song tại chùa Thanh Mai, hiện còn bảo tồn được một số tấm bia thời Trần và Lê:
Thanh Mai Viên Thông Tháp bi (1362)
Trùng tu Thanh Mai Tự bi (1610)
Trùng tu Phật Tích Sơn Bi ký (1707)
Trùng tu Phật Tích Sơn, Thanh Mai tự bi ký (1708)
Bia trên Phổ Quang Tháp (1702)
Bia trên Linh Quang Tháp (1703)
Bia trên Viên Thông Tháp (1718)
Trong 7 văn bia thì Thanh Mai Viên thông Tháp bi là tấm bia quý giá nhất, được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) và đã được Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 22/12/2016.
Hàng năm cứ vào ngày giỗ của Pháp Loa cũng chính là ngày hội truyền thống nơi đây. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, với sự tham gia đông đảo của Giáo hội Phật giáo cũng như các quý tín đồ, phật tử gần xa. Đến với Thanh Mai không chỉ là tìm về chốn Phật mà còn tìm về với cây cỏ thiên nhiên. Quý khách sẽ thấy tâm hồn mình thật bình yên thư thái khi chắp tay kính cẩn hồi lâu trước ngọn Viên Thông Bảo Tháp hay đứng lặng hàng giờ chiêm bái, lần đọc văn bia. Hay đắm mình vào cả cánh rừng bừng lên sắc trắng của hoa dẻ hay bị nhuộm đỏ bởi lá phong. Theo đánh giá Thanh Mai là một trong những vùng còn giữ được diện tích rừng tự nhiên lớn nhất của tỉnh với hai loại cây trám và dẻ cùng nhiều loại gỗ quý như lim, sến, lát.
Qua quá trình nghiên cứu điền dã khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện cách chùa chính chừng hơn 400m về phía Bắc là một hệ thống kiến trúc cùng một số di vật có niên đại vào thời Trần. Đây được gọi là chùa Thượng, đi xa hơn nữa chừng 2km về khu vực hố Bắc còn có có dấu tích nền tảng của 2 ngôi chùa, nhân dân trong vùng gọi là chùa Bẩy Nền và Chín Nền. Theo Bia ký và thư tịch thì trước đây Thanh Mai là một cơ sở thờ tự lớn. Song trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh nên ngôi chùa cổ được lịch sử ghi nhận cách đây hơn 6 thế kỷ đã bị phá hủy hoàn toàn. Ngày nay Chùa đã được khôi phục từng phần trên nền móng của các công trình cũ, phỏng theo kiến trúc thời Trần.
Chùa chính có kiến trúc chữ “Đinh” gồm: 7 gian Tiền Đường, 3 gian Tam Bảo. Hệ thống bài trí tượng phật ở đây cũng tương đồng với các ngôi chùa khác, nhưng chủ yếu là tượng mới có niên đại của giai đoạn trùng tu hiện nay. Song điều đáng quý là các pho tượng trên tòa Tam Bảo đều được tạc rất có hồn với chất liệu bằng gỗ mít. Phía sau là công trình nhà Tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Viên Thông Bảo Tháp nơi chứa xá lị của thiền sư Pháp Loa sau khi ngài viên tịch.
Trải qua gần 7 thế kỷ tồn tại, các kiến trúc của ngôi chùa bị thiên nhiên tàn phá, các di vật cổ vật hầu như bị hư hại và mất gần hết. Song tại chùa Thanh Mai, hiện còn bảo tồn được một số tấm bia thời Trần và Lê:
Thanh Mai Viên Thông Tháp bi (1362)
Trùng tu Thanh Mai Tự bi (1610)
Trùng tu Phật Tích Sơn Bi ký (1707)
Trùng tu Phật Tích Sơn, Thanh Mai tự bi ký (1708)
Bia trên Phổ Quang Tháp (1702)
Bia trên Linh Quang Tháp (1703)
Bia trên Viên Thông Tháp (1718)
Trong 7 văn bia thì Thanh Mai Viên thông Tháp bi là tấm bia quý giá nhất, được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) và đã được Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 22/12/2016.