Tọa đàm khoa học về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên
- Thứ tư - 13/09/2017 14:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng 13 – 9, tại đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh tổ chức tọa đàm khoa học về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên khu di tích đền Sinh – đền Hóa.
Sáng 13 – 9, tại đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh tổ chức tọa đàm khoa học về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên khu di tích đền Sinh – đền Hóa.
Tham dự tọa đàm có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Yên, Trưởng phòng nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Tiến sĩ Chu Xuân Giao, Nhà nghiên cứu đạo mẫu Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; đồng chí Vũ Trường Sơn, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị ủy viên- Trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh; đồng chí Nguyễn Phi Hải, Trưởng phòng Văn hóa thị xã Chí Linh; đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Bí thư Đảng ủy xã Lê Lợi, cùng đại diện làng An Mô.
Quần thể khu di tích, danh thắng đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa nằm trên địa phận thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương gắn với huyền sử, truyền thuyết về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Vị thần có công phù trợ giúp Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và quân dân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 13. Đồng thời đây còn là di tích nổi tiếng linh thiêng về việc cầu đảo, cầu tự ở nước ta và đã tỏ rõ sự linh nghiệm qua nhiều triều đại.
Tuy nhiên, hiện nay Ban Quản lý Di tích Chí Linh vẫn chưa hoàn chỉnh được tài liệu về sử thánh tại di tích phục vụ công tác tuyên truyền. Bởi hành trạng của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên có sự lệch nhau và chưa thống nhất được giữa các nguồn sử liệu, văn bia nói về Đức Thánh với quan điểm, tâm thức tâm linh của người dân địa phương. Người dân địa phương từ hơn nghìn năm qua hương hỏa thờ phụng vị Thiên Thần Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ vào tảng đá thiên đầu trang An Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi), các tài liệu lịch sử như: Lĩnh Nam Chích quái, Đại Nam nhất thống trí của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng viết như vậy. Và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên sinh và mất vào một giờ ngày 8 – 5 âm lịch.
Trong khi đó, qua quá trình khảo cứu tại di tích đã tìm thấy một tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm Bảo Đại 12 (năm 1937) lại viết rằng: Phi Bồng Hiệu Thiên là Chu Phúc Uy, con của ông Chu Thức và bà Hoàng Thị Ba tại trang An Mô xưa được phong tướng quân thời nhà tiền Lý có công đánh giặc Lương xâm lược ở thế kỷ thứ VI. Ông mất ngày 11 – 8 âm lịch
Còn trong hoạt động tổ chức lễ hội, các phần nghi thức lễ tế tại di tích đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa từ bao đời nay đều tổ chức vào các ngày từ mồng 6 đến 8 – 5 đúng vào dịp ngày sinh ngày mất của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Còn ngày 11 – 8 âm lịch là ngày mất của Chu Phúc Uy dân làng không biết và cũng không bao giờ tổ chức lễ tế, sự lễ vào dịp này.
Trong diễn văn khai mạc tọa đàm, đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị Ủy viên, Trưởng ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh nhấn mạnh: “Mục đích của cuộc tọa đàm khoa học hôm nay là làm sáng tỏ các quan điểm về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên để đi tới thống nhất nội dung giới thiệu thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên làm cơ sở xuất bản ấn phẩm tuyên truyền. Có đồng nhất Chu Phúc Uy là Phi Bồng Hiệu Thiên hay không? Và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên (Đức Thánh An Mô) xuất hiện từ thế kỷ thứ X hay thế kỷ thứ VI?. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải bóc tách các lớp thời gian trên cơ sở khoa học và tôn trọng địa phương”.
Tuy nhiên nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng đồng ý với sử thánh mới sửa nhưng cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn về tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm 1937 nói về Chu Phúc Uy để làm luận cứ, luận chứng và tuân thủ theo luật Di sản. Và trong quá trình nghiên cứu cũng cần đặt ngôi đền trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vùng để làm căn cứ cho việc đi đến thống nhất hành trạng của Đức Thánh. Còn chính quyền địa phương và nhân dân An Mô mong muốn và đề nghị cần làm sáng tỏ sự tích nhân vật được thờ, để tiếp tục tôn vinh công huân của vị thần và phát huy giá trị của khu di tích. Đặc biệt, là xuất bản một cuốn sử thánh chính thống, khoa học, đồng thời tạc vào bia để muôn đời thờ phụng.
Kết luận tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị Ủy viên, Trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh xin tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, đồng thời thông nhất ý kiến của các đại biểu gọi tên Đức Thánh là Phi Bồng Hiệu Thiên, là thiên thần. Trước mắt mong các nhà khoa học biên soạn văn bia, xin phép Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Hải Dương để in bia sử Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Đồng chí Trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh cũng nêu quan điểm không phủ nhận tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm 1937 và mong muốn các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp tục mở rộng nghiên cứu về tấm bia đó.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222
Đ/c Nguyễn Minh Thắng, Thị Uỷ viên- Trưởng Ban QLDT Chí Linh khai mạc buổi tọa đàm khoa học.
Tham dự tọa đàm có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Yên, Trưởng phòng nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Tiến sĩ Chu Xuân Giao, Nhà nghiên cứu đạo mẫu Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; đồng chí Vũ Trường Sơn, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị ủy viên- Trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh; đồng chí Nguyễn Phi Hải, Trưởng phòng Văn hóa thị xã Chí Linh; đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Bí thư Đảng ủy xã Lê Lợi, cùng đại diện làng An Mô.
Quần thể khu di tích, danh thắng đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa nằm trên địa phận thôn An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương gắn với huyền sử, truyền thuyết về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Vị thần có công phù trợ giúp Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và quân dân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 13. Đồng thời đây còn là di tích nổi tiếng linh thiêng về việc cầu đảo, cầu tự ở nước ta và đã tỏ rõ sự linh nghiệm qua nhiều triều đại.
Tuy nhiên, hiện nay Ban Quản lý Di tích Chí Linh vẫn chưa hoàn chỉnh được tài liệu về sử thánh tại di tích phục vụ công tác tuyên truyền. Bởi hành trạng của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên có sự lệch nhau và chưa thống nhất được giữa các nguồn sử liệu, văn bia nói về Đức Thánh với quan điểm, tâm thức tâm linh của người dân địa phương. Người dân địa phương từ hơn nghìn năm qua hương hỏa thờ phụng vị Thiên Thần Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ vào tảng đá thiên đầu trang An Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi), các tài liệu lịch sử như: Lĩnh Nam Chích quái, Đại Nam nhất thống trí của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng viết như vậy. Và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên sinh và mất vào một giờ ngày 8 – 5 âm lịch.
Trong khi đó, qua quá trình khảo cứu tại di tích đã tìm thấy một tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm Bảo Đại 12 (năm 1937) lại viết rằng: Phi Bồng Hiệu Thiên là Chu Phúc Uy, con của ông Chu Thức và bà Hoàng Thị Ba tại trang An Mô xưa được phong tướng quân thời nhà tiền Lý có công đánh giặc Lương xâm lược ở thế kỷ thứ VI. Ông mất ngày 11 – 8 âm lịch
Còn trong hoạt động tổ chức lễ hội, các phần nghi thức lễ tế tại di tích đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa từ bao đời nay đều tổ chức vào các ngày từ mồng 6 đến 8 – 5 đúng vào dịp ngày sinh ngày mất của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Còn ngày 11 – 8 âm lịch là ngày mất của Chu Phúc Uy dân làng không biết và cũng không bao giờ tổ chức lễ tế, sự lễ vào dịp này.
Trong diễn văn khai mạc tọa đàm, đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị Ủy viên, Trưởng ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh nhấn mạnh: “Mục đích của cuộc tọa đàm khoa học hôm nay là làm sáng tỏ các quan điểm về thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên để đi tới thống nhất nội dung giới thiệu thần tích Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên làm cơ sở xuất bản ấn phẩm tuyên truyền. Có đồng nhất Chu Phúc Uy là Phi Bồng Hiệu Thiên hay không? Và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên (Đức Thánh An Mô) xuất hiện từ thế kỷ thứ X hay thế kỷ thứ VI?. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải bóc tách các lớp thời gian trên cơ sở khoa học và tôn trọng địa phương”.
Một số hình ảnh buổi tọa đàm khoa học.
Tại buổi tọa đàm, các ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý về văn hóa của tỉnh, thị xã Chí Linh, lãnh đạo địa phương và đại diện thôn An Mô đã nếu lên những căn cứ thông qua các sử sách, văn bia và hoạt động tâm linh tín ngưỡng của địa phương là Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là Thiên Thần vốn là một Thiên Tinh trong chòm sao Bắc Đẩu ở phương Bắc có tên là Hắc Y Nhi đã phụng chỉ Ngọc Hoàng Thượng Đế đầu thai xuống trần gian trong hình hài một Thiên Đồng được sinh ra từ chỗ lõm của khối thạch Linh tại trang An Mô. Ngài sinh hóa trong một giờ (giờ Dần ngày 8 – 5 âm lịch).Vì vậy trong hậu cung của đền Sinh có một khối thạch linh thiên tạo mang dánh hình người mẹ ngự trong tư thế sinh nở. Đây là một tượng đá tự nhiên độc đáo duy nhất ở Việt Nam, được suy tôn là Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn. Hàng năm, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 6-8 tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng đồng ý với sử thánh mới sửa nhưng cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn về tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm 1937 nói về Chu Phúc Uy để làm luận cứ, luận chứng và tuân thủ theo luật Di sản. Và trong quá trình nghiên cứu cũng cần đặt ngôi đền trong không gian văn hóa, tín ngưỡng vùng để làm căn cứ cho việc đi đến thống nhất hành trạng của Đức Thánh. Còn chính quyền địa phương và nhân dân An Mô mong muốn và đề nghị cần làm sáng tỏ sự tích nhân vật được thờ, để tiếp tục tôn vinh công huân của vị thần và phát huy giá trị của khu di tích. Đặc biệt, là xuất bản một cuốn sử thánh chính thống, khoa học, đồng thời tạc vào bia để muôn đời thờ phụng.
Kết luận tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Thị Ủy viên, Trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh xin tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, đồng thời thông nhất ý kiến của các đại biểu gọi tên Đức Thánh là Phi Bồng Hiệu Thiên, là thiên thần. Trước mắt mong các nhà khoa học biên soạn văn bia, xin phép Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Hải Dương để in bia sử Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Đồng chí Trưởng Ban Quản lý Di tích thị xã Chí Linh cũng nêu quan điểm không phủ nhận tấm bia “Thần tích bi ký” được tác vào năm 1937 và mong muốn các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp tục mở rộng nghiên cứu về tấm bia đó.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222