Ngôi đền “cầu con” ở Chí Linh
- Chủ nhật - 27/05/2018 17:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong tín ngưỡng dân gian, đền Sinh – đền Hóa (xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thờ đạo Mẫu, thờ sự sinh sôi, nảy nở. Điều đó gắn với truyền thuyết đức Thanh Phi Bồng Hiệu Thiên được sinh ra từ khe đá. Vì vậy, từ nhiều đời nay, ngôi đền còn là nơi gửi gắm niềm mong mỏi của người dân mong cầu con cái. Nhiều trường hợp người dân đến cầu con đã ứng nghiệm. Từ đó ngôi đền được nhiều người trong cả nước biết đến là nơi cầu con linh thiêng.
Di tích thờ đạo Mẫu
Đền Sinh tọa lạc ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc linh thiêng, thuộc dẫy núi Kỳ Lân có cảnh quan đẹp. Hơn nghìn năm qua, di tích luôn được chính quyền và người dân địa phương thờ phụng, chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo. Di tích đền Sinh - đền Hóa được biết đến là nơi thờ tín ngưỡng thờ Mẫu và sự sinh sôi, nảy nở, gắn với truyền thuyết đức Thánh Mẫu Thạch Linh sinh ra đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
Theo truyền thuyết kể rằng: Ở đầu địa phận xã An Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi) có quả núi hình như bình phong. Ở đó có một khối đá rộng bằng hai cái chiếu, ở giữa nứt ra một hố rộng chừng một thước. Khối đá kết nổi này phần nào có dáng vẻ người mẹ trong tư thế sinh nở. Tương truyền ngày trước trẻ chăn trâu tụ hội ở chân núi bỗng nghe tiếng trẻ khóc trên núi. Thấy lạ đám trẻ kéo lên núi nơi phát ra tiếng khóc xem sự thể thế nào. Đến lưng chừng núi, đám trẻ phát hiện thấy một hài nhi ngồi ở chỗ khe nứt của tảng đá, tiếng khóc vang như chuông đồng. Đám trẻ mục đồng lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lòng, lấy khăn làm cờ, rước về làng. Trên đường đi, trời nổi mưa to gió lớn, em bé ấy bay thẳng lên không, đám trẻ nghe có tiếng nói vọng lại : « Ta là thần Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ, nay bị lộ hóa về trời ». Người dân địa phương lấy làm kinh hãi liền lập đền thờ. Chỗ tảng đá sinh ra em bé lập đền Sinh, chỗ em bé hóa về trời lập đền Hóa.
Tương truyền, đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một vị tinh tú trên trời, nhiều lần được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống trần gian để hộ quốc an dân. Trong suốt chiều dài lịch sử của nước ta, nhiều lần đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh phù hộ các triều đại tiền Lý, hậu Lý, nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược và phù hộ nhân dân sức khỏe, mùa màng bội thu, con cái sinh sôi khỏe mạnh… Chính vị vậy, trong tín ngưỡng dân gian đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được người dân địa phương tôn kính, thờ phụng chu đáo.
Còn tảng đá nơi tương truyền sinh ra một hài nhi (đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh giáng hạ trong hình hài một hài nhi) hiện nằm ở hậu cung đền Sinh được nhân dân tôn thờ là đức Thánh Mẫu Thạch Linh. Đây là một điểm thờ tín ngưỡng đạo Mẫu linh thiêng được nhiều người biết đến. Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu mang ý nghĩa thờ sự sinh sôi, nảy nở. Người dân sản xuất nông nghiệp thì cầu mong cây cối sinh sôi phát triển mùa màng bội thu. Còn người mong muốn cầu con thì cầu xin đức Mẫu phù hộ “đơm nhụy khai hoa” mẹ tròn con vuông, cầu con cái có sức khỏe, thông minh, học giỏi, thành đạt.
Chính vì vậy, hàng năm ngoài du khách đến dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh đền Sinh, cầu tài, cầu lộc, công danh, sức khỏe, di tích còn thu hút lượng lớn du khách đến cầu cầu tự (cầu con). Du khách đến cầu con, sau khi dâng hương ở trung từ xong sẽ vào hậu cung nơi có ban thờ đức Thánh Mẫu để chạm vào khối Thạch Linh (Thánh Mẫu Thạch Linh) để lấy may và dâng sớ cầu mong đức Mẫu phù hộ ứng nghiệm đậu thai “đơm nhụy khai hoa”.
Nơi cầu con linh nghiệm
Ở đền Sinh có một số người già làm công việc viết sớ và làm lễ khấn cầu tự cho du khách, trong đó có 3 cụ gồm cụ Nguyễn Thế Cung, cụ Được, cụ Thuận là được du khách tín nhiệm hơn cả. Chỉ riêng 3 cụ này hàng năm làm lễ cầu tự cho hàng nghìn người.
Cụ Nguyễn Thế Cung, 82 tuổi, là người thôn An Mô có thâm niên mấy chục năm gắn bó với đền Sinh. Cụ chuyên viết sớ, kêu cầu giúp du khách đến dâng hương. Cụ giúp du khách bằng tấm lòng thành tâm, nhiệt tình nên rất được du khách tín nhiệm. Trong suốt mấy chục năm gắn bó với đền Sinh cụ không nhớ hết đã dâng sớ cầu con cho bao nhiêu du khách. Cụ Cung cho biết: Di tích thờ tín ngưỡng đạo Mẫu và mang ý nghĩa cầu sự sinh sôi, nảy nở, vì vậy từ xa xưa, nhiều người dân đã đến cầu con. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn cũng đến đền cầu con và đã ứng nghiệm. Vì vậy, ngôi đền này được nhiều người biết đến là nơi cầu con linh nghiệm”.
Cụ Cung cho biết thêm: Những năm gần đây, lượng du khách về cầu con ngày càng đông. Họ là những cặp vợ chồng trẻ mới cưới mong muốn có con, hay những cặp vợ chồng hiệm muộn cũng đều về cầu con. Hàng năm, có hàng nghìn du khách. Riêng cá nhân tôi, hằng năm làm lễ cầu tự cho trên dưới nghìn trường hợp. Họ đến từ khắp nơi trong cả nước, từ trong địa phương, trong thị xã Chí Linh, trong tỉnh Hải Dương và nhiều tỉnh, thành khác như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… đến các tỉnh, thành xa xôi như TP Hồ Chí Minh
Khi được hỏi làm sao để biết du khách cầu con ứng nghiệm. cụ Cung cho biết: “Những người cầu con ứng nghiệm sau khi “mẹ tròn con vuông” thì đến dâng hương lễ tạ, hoặc gửi lễ tạ nhờ tôi dâng lên đền, dâng lên đức Mẫu”. Nói rồi, cụ Cung cho tôi xem quyển sổ dùng để ghi tên tuổi, địa chỉ của du khách đến cầu con. Xem quyển số đó tôi thấy có đến hàng trăm cặp vợ chồng ở nhiều nơi về nhờ cụ Cung kêu cầu con giúp. Những cặp vợ chồng trẻ mười tám, đôi mươi đến cầu tự khá nhiều và những cặp vợ chồng lớn tuổi hiếm muộn cũng không ít. Du khách nào có tin vui, họ sẽ gọi điện cho cụ để thông báo, cụ ghi thêm dòng chữ “đã có tin vui”.
Tuy nhiên, cụ Cung cũng khuyến cáo những cặp vợ chồng mong muốn có con chỉ nên coi việc cầu tự mang ý nghĩa tâm linh để tinh thần được thỏa mái, còn quan trọng vợ chồng yêu thương nhau, sống, sinh hoạt hài hòa, điều độ, áp dụng các biện pháp có thai đúng khoa học và can thiệp bằng y học hiện đại. Du khách tuyệt đối không nên coi đến đền “cầu tự” là giải pháp chính, để rồi sa vào việc mê tín, cúng bái gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc để rồi “tiền mất tật mang”.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222
Đền Sinh tọa lạc ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc linh thiêng, thuộc dẫy núi Kỳ Lân có cảnh quan đẹp. Hơn nghìn năm qua, di tích luôn được chính quyền và người dân địa phương thờ phụng, chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo. Di tích đền Sinh - đền Hóa được biết đến là nơi thờ tín ngưỡng thờ Mẫu và sự sinh sôi, nảy nở, gắn với truyền thuyết đức Thánh Mẫu Thạch Linh sinh ra đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
Theo truyền thuyết kể rằng: Ở đầu địa phận xã An Mô (nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi) có quả núi hình như bình phong. Ở đó có một khối đá rộng bằng hai cái chiếu, ở giữa nứt ra một hố rộng chừng một thước. Khối đá kết nổi này phần nào có dáng vẻ người mẹ trong tư thế sinh nở. Tương truyền ngày trước trẻ chăn trâu tụ hội ở chân núi bỗng nghe tiếng trẻ khóc trên núi. Thấy lạ đám trẻ kéo lên núi nơi phát ra tiếng khóc xem sự thể thế nào. Đến lưng chừng núi, đám trẻ phát hiện thấy một hài nhi ngồi ở chỗ khe nứt của tảng đá, tiếng khóc vang như chuông đồng. Đám trẻ mục đồng lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lòng, lấy khăn làm cờ, rước về làng. Trên đường đi, trời nổi mưa to gió lớn, em bé ấy bay thẳng lên không, đám trẻ nghe có tiếng nói vọng lại : « Ta là thần Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ, nay bị lộ hóa về trời ». Người dân địa phương lấy làm kinh hãi liền lập đền thờ. Chỗ tảng đá sinh ra em bé lập đền Sinh, chỗ em bé hóa về trời lập đền Hóa.
Tương truyền, đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một vị tinh tú trên trời, nhiều lần được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống trần gian để hộ quốc an dân. Trong suốt chiều dài lịch sử của nước ta, nhiều lần đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh phù hộ các triều đại tiền Lý, hậu Lý, nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược và phù hộ nhân dân sức khỏe, mùa màng bội thu, con cái sinh sôi khỏe mạnh… Chính vị vậy, trong tín ngưỡng dân gian đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được người dân địa phương tôn kính, thờ phụng chu đáo.
Còn tảng đá nơi tương truyền sinh ra một hài nhi (đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh giáng hạ trong hình hài một hài nhi) hiện nằm ở hậu cung đền Sinh được nhân dân tôn thờ là đức Thánh Mẫu Thạch Linh. Đây là một điểm thờ tín ngưỡng đạo Mẫu linh thiêng được nhiều người biết đến. Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu mang ý nghĩa thờ sự sinh sôi, nảy nở. Người dân sản xuất nông nghiệp thì cầu mong cây cối sinh sôi phát triển mùa màng bội thu. Còn người mong muốn cầu con thì cầu xin đức Mẫu phù hộ “đơm nhụy khai hoa” mẹ tròn con vuông, cầu con cái có sức khỏe, thông minh, học giỏi, thành đạt.
Chính vì vậy, hàng năm ngoài du khách đến dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh đền Sinh, cầu tài, cầu lộc, công danh, sức khỏe, di tích còn thu hút lượng lớn du khách đến cầu cầu tự (cầu con). Du khách đến cầu con, sau khi dâng hương ở trung từ xong sẽ vào hậu cung nơi có ban thờ đức Thánh Mẫu để chạm vào khối Thạch Linh (Thánh Mẫu Thạch Linh) để lấy may và dâng sớ cầu mong đức Mẫu phù hộ ứng nghiệm đậu thai “đơm nhụy khai hoa”.
Nơi cầu con linh nghiệm
Ở đền Sinh có một số người già làm công việc viết sớ và làm lễ khấn cầu tự cho du khách, trong đó có 3 cụ gồm cụ Nguyễn Thế Cung, cụ Được, cụ Thuận là được du khách tín nhiệm hơn cả. Chỉ riêng 3 cụ này hàng năm làm lễ cầu tự cho hàng nghìn người.
Cụ Nguyễn Thế Cung, 82 tuổi, là người thôn An Mô có thâm niên mấy chục năm gắn bó với đền Sinh. Cụ chuyên viết sớ, kêu cầu giúp du khách đến dâng hương. Cụ giúp du khách bằng tấm lòng thành tâm, nhiệt tình nên rất được du khách tín nhiệm. Trong suốt mấy chục năm gắn bó với đền Sinh cụ không nhớ hết đã dâng sớ cầu con cho bao nhiêu du khách. Cụ Cung cho biết: Di tích thờ tín ngưỡng đạo Mẫu và mang ý nghĩa cầu sự sinh sôi, nảy nở, vì vậy từ xa xưa, nhiều người dân đã đến cầu con. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn cũng đến đền cầu con và đã ứng nghiệm. Vì vậy, ngôi đền này được nhiều người biết đến là nơi cầu con linh nghiệm”.
Cụ Cung cho biết thêm: Những năm gần đây, lượng du khách về cầu con ngày càng đông. Họ là những cặp vợ chồng trẻ mới cưới mong muốn có con, hay những cặp vợ chồng hiệm muộn cũng đều về cầu con. Hàng năm, có hàng nghìn du khách. Riêng cá nhân tôi, hằng năm làm lễ cầu tự cho trên dưới nghìn trường hợp. Họ đến từ khắp nơi trong cả nước, từ trong địa phương, trong thị xã Chí Linh, trong tỉnh Hải Dương và nhiều tỉnh, thành khác như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… đến các tỉnh, thành xa xôi như TP Hồ Chí Minh
Khi được hỏi làm sao để biết du khách cầu con ứng nghiệm. cụ Cung cho biết: “Những người cầu con ứng nghiệm sau khi “mẹ tròn con vuông” thì đến dâng hương lễ tạ, hoặc gửi lễ tạ nhờ tôi dâng lên đền, dâng lên đức Mẫu”. Nói rồi, cụ Cung cho tôi xem quyển sổ dùng để ghi tên tuổi, địa chỉ của du khách đến cầu con. Xem quyển số đó tôi thấy có đến hàng trăm cặp vợ chồng ở nhiều nơi về nhờ cụ Cung kêu cầu con giúp. Những cặp vợ chồng trẻ mười tám, đôi mươi đến cầu tự khá nhiều và những cặp vợ chồng lớn tuổi hiếm muộn cũng không ít. Du khách nào có tin vui, họ sẽ gọi điện cho cụ để thông báo, cụ ghi thêm dòng chữ “đã có tin vui”.
Tuy nhiên, cụ Cung cũng khuyến cáo những cặp vợ chồng mong muốn có con chỉ nên coi việc cầu tự mang ý nghĩa tâm linh để tinh thần được thỏa mái, còn quan trọng vợ chồng yêu thương nhau, sống, sinh hoạt hài hòa, điều độ, áp dụng các biện pháp có thai đúng khoa học và can thiệp bằng y học hiện đại. Du khách tuyệt đối không nên coi đến đền “cầu tự” là giải pháp chính, để rồi sa vào việc mê tín, cúng bái gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc để rồi “tiền mất tật mang”.
Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222