Website thông tin du lịch Thành phố Chí Linh - Hải Dương

http://dulichchilinh.com


    Lễ động thổ tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp

  Sáng 18/3, tại đền thờ Nguyễn Thị Duệ (khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích Chí Linh tổ chức lễ động thổ tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp. Dự lễ động thổ có các đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thị ủy Chí Linh; đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, lãnh đạo UBND thị xã, các phòng, ban, ngành của thị xã có liên quan, lãnh đạo phường Văn An và đại diện các đơn vị thi công.
30441199 1613258685461282 8174476972324290560 o
 
 
30443218 1613250425462108 5318066159885484032 o
 
30571659 1613250328795451 403920177877483520 o
 
30442710 1613250118795472 5681870621663821824 o

Một số hình ảnh lễ động thổ tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp
 
Sáng 18/3, tại đền thờ Nguyễn Thị Duệ (khu dân cư Trại Sen, phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý Di tích Chí Linh tổ chức lễ động thổ tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp. Dự lễ động thổ có các đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thị ủy Chí Linh; đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, lãnh đạo UBND thị xã, các phòng, ban, ngành của thị xã có liên quan, lãnh đạo phường Văn An và đại diện các đơn vị thi công.
Trước đó, ngày 29/12/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho ý kiến về việc thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật Mộ và nghi môn ngoại đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ của UBND tỉnh Hải Dương. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý cho phép tỉnh Hải Dương đầu tư tôn tạo phần mộ và đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ với 2 hạng mục: phục dựng Tháp mộ (Tinh Phi Cổ Tháp), xây mới nghi môn ngoại khu đền thờ.
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lưu ý một số vấn đề: Theo truyền thống, tháp mộ thường được xây dựng trong các công trình gắn với phật giáo. Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ là người có nhiều đóng góp về giáo dục đương thời, tuy nhiên bà không xuất gia tu hành, do đó cần nghiên cứu điều chỉnh tên gọi “Tháp” thành “Am thờ” và tham khảo các công trình Am chùa Phổ Minh, Am bà Nành chùa Thầy… để tính toán điều chỉnh phương án xây dựng Am thờ bà Nguyễn Thị Duệ với kiến trúc 3 tầng (chiều cao thấp hơn 11 m), bảo đảm phù hợp với các công trình di tích hiện có. Thu hẹp diện tích quanh sân Am, không làm 2 trụ đèn lồng trên hệ thống lan can. Điều chỉnh phương án thiết kế móng sao cho hạn chế tối đa việc đào xới địa hình, đặc biệt là không được tác động đến phần đất âm phía dưới của tháp cũ. Không trang trí đề tài rồng trên mặt đứng Am và không làm “tháp bút” trên đỉnh Am.
Dự kiến thời gian xây dựng, tôn tạo Tinh Phi Cổ Tháp và Nghi môn ngoại của đền thờ sẽ diễn ra trong 6 tháng. Kinh phí thực hiện bằng nguồn xã hội hóa.
Việc được các cấp Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và sự hảo tâm của tập thể, cá nhân thể hiện sự tri ân với những đóng góp của Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ đối với đất nước.
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (sinh năm 1574) quê ở xã Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Năm 20 tuổi bà giả trai đi thi Hội ở Cao Bằng dưới triều nhà Mạc và đã đỗ đầu. Bà là người phụ nữ đầu tiến và duy nhất đỗ Tiến sĩ trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến. Sau khi phát hiện bà là nữ giả trai, Vua Mạc đã không trách phạt tội “khi quân” mà còn khen, thậm chí còn mời vào cung để dạy học cho cung phi, thậm chí bà còn được Vua Mạc tuyển làm phi, gọi là Tinh Phi.
Sau Triều Lê - Trịnh diệt nhà Mạc, bà Nguyễn Thị Duệ vẫn được các vua Lê, chúa Trịnh trọng dụng. Bà đã dùng hết công sức, tài năng để giúp triều đình trong các lĩnh vực dạy học, làm giám khảo trong các cuộc thi hội do triều đình tổ chức, bà đã góp công phát hiện nhiều nhân tài cho đất nước thời bấy giờ.
Nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ thọ hớn 80 tuổi. Khi mất bà được Triều đình ban sắc phong cho đúc tượng, dựng bảo tháp, khắc bia, nhân dân lập đền thờ, tôn làm Phúc thần. Hài cốt của bà được án táng trong một ngôi tháp được xây dựng bằng gạch đất nung gọi là Tinh Phi Cổ Tháp. Cuối Triều Lê, Tinh Phi Cổ Tháp được hạng “Chí Linh bát cổ” (Chí Linh có 8 di tích cổ).
 
 Dulichchilinh.com
Call: 093.880.2222

 
 

Tác giả bài viết: Kim Xuyến

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây