Khai hội truyền thống đền Cao năm 2017
- Chủ nhật - 19/02/2017 13:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khai hội truyền thống đền Cao năm 2017
Sáng 19 – 2 (Tức 23 tháng Giêng âm lịch), tại đền Cả (khu di tích đền Cao), thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Tổ chức Lễ hội thị xã Chí Linh tổ chức Khai hội truyền thống đền Cao năm 2017.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương; đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại biểu Quốc hội; đồng chí Trần Văn Duyệt, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn của một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thị xã Chí Linh có đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND; đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BTC lễ hội; các đồng chí Uỷ viên BTV Thị ủy, Ủy viên BCH Thị ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo UBMTTQ và các Phòng, Ban thị xã, các đòng chí lãnh đạo xã An Lạc; đại diện dòng họ Vương ở Đà Nẵng và Thanh Hóa (quê hương Đức Thánh họ Vương) cũng về dự và hàng vạn du khách thập phương.
Tại lễ khai hội, mở đầu là chương trình văn nghệ được các ca sĩ của trung tâm biểu diễn tỉnh Hải Dương với nhiều màn hát, múa hấp dẫn thu hút đông đảo người xem. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội đã lên đọc diễn văn ôn lại cuộc đời, sự nghiệp công lao của 5 Đức Thánh họ Vương trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ở thế kỷ 10.
Tương truyền: Vào thời Đinh ở trang Thạch Tuyền, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có một gia đình chồng tên là Vương Tĩnh, vợ là Đào Thanh, mãi không có con. Gia cảnh khó khăn, họ dời quê hương đến Dược Đậu trang (nay là thôn Đại, xã An Lạc) sinh cơ lập nghiệp. Vợ chồng ông Vương Tĩnh chẳng mấy chốc làm ăn tấn tới, khá giả nhưng họ vẫn canh cánh chưa có mụn con. Ông bà thành tâm lập đàn giữa trời, dâng lễ chay cung kính mong trời phù hộ ban phước cho họ có con.
Nửa đêm hôm ấy, bà Thanh nằm mơ, được thần báo mộng: “Gia đình nhà ngươi có phúc dày, trời cao đã biết. Nay trời ban cho một bọc 5 trứng, ba trứng vàng, hai trứng xanh đầu thai vào nhà người làm con quý tử”. Một hôm đang tắm trên dòng Nguyệt Giang, bà thấy sóng nước cuồn cuộn, chợt có còn giao long ngũ sắc nổi lên cuốn chặt lấy bà 5 vòng, bà Thanh vô cùng hoảng sợ. Một lát sau, giao long biến mất, mưa gió tự nhiên tạnh hẳn.
Từ đó, bà Thanh thấy trong người khang khác, rồi bà mang thai. Đủ tháng đủ ngày, bà sinh ra một bọc 5 trứng, sinh 3 con trai, 2 con gái đặt tên là: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, con gái đặt tên Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu. Vợ chồng ông bà Vương Tĩnh nuôi con ăn học chu đáo, binh thư chữ nghĩa, văn chương đều tinh thông, thành thục. Ông bà mất trong lần về thăm quê, để lại 5 người con vẫn chưa trưởng thành.
Lúc bấy giờ giặc Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành đem quân đi đánh giặc, qua Dược Đậu trang, 5 anh em họ Vương đến xin ứng thí tài năng với mong góp sức đánh đuổi kẻ thù cứu nước, cứu dân. Nhà vua phong chức tướng quân cho 5 anh em để cầm quân ra đánh giặc và lập nhiều chiến công. Sau khi khải hoàn về kinh đô, nhà vua truyền cho 5 vị tướng họ Vương cùng về triều để được ban thưởng. 5 vị tướng xin ở lại, đến khi mãn tang cha mẹ thì cùng trở về triều bái yết.
Vào đêm 24 tháng Giêng năm Mậu Dần, giông tố nổi lên, sấm chớp chói lòa, 5 vị tướng quân liền hóa về trời. Nhà vua biết tin đã vô cùng đau xót, tiếc thương liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và ban lệnh truyền bảo nhân dân bản trang lập đề thờ ở các nơi thánh hóa, hương hỏa thờ phụng. Các triều đại phong kiến sắc phong và nhân dân tôn các ngài làm “Thượng đẳng phúc thần”.
Lễ hội đền Cao được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 18 – 2 đến 20 – 2 (tức từ 22 – 24 tháng Giêng âm lịch). Trong 3 ngày lễ hội, sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền Cả, lễ tế hội động, lễ tế yên vị, lễ ban “Khước Thánh”, lễ tế đập đất, vật đập đất, biểu diễn nghệ thuật Múa rối nước; tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố; giải vật truyền thống.
Sáng 19 – 2 (Tức 23 tháng Giêng âm lịch), tại đền Cả (khu di tích đền Cao), thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Tổ chức Lễ hội thị xã Chí Linh tổ chức Khai hội truyền thống đền Cao năm 2017.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương; đồng chí Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại biểu Quốc hội; đồng chí Trần Văn Duyệt, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn của một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thị xã Chí Linh có đồng chí Nguyễn Đức Hóa, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND; đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BTC lễ hội; các đồng chí Uỷ viên BTV Thị ủy, Ủy viên BCH Thị ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo UBMTTQ và các Phòng, Ban thị xã, các đòng chí lãnh đạo xã An Lạc; đại diện dòng họ Vương ở Đà Nẵng và Thanh Hóa (quê hương Đức Thánh họ Vương) cũng về dự và hàng vạn du khách thập phương.
Các Đ/c lãnh đạo dâng hương.
Ngay từ sáng sớm đông đảo du khách thập phương cùng lễ vật đã tề tựu đông đủ tại đền Cả để dự lễ khai hội truyền thống đền Cao năm 2017 và dâng hương lên Đức Thành Hoàng Dương Tôn Linh, Vương Phụ, Vương Mẫu và các Đức Thánh họ Vương.Tại lễ khai hội, mở đầu là chương trình văn nghệ được các ca sĩ của trung tâm biểu diễn tỉnh Hải Dương với nhiều màn hát, múa hấp dẫn thu hút đông đảo người xem. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội đã lên đọc diễn văn ôn lại cuộc đời, sự nghiệp công lao của 5 Đức Thánh họ Vương trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ở thế kỷ 10.
Tương truyền: Vào thời Đinh ở trang Thạch Tuyền, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có một gia đình chồng tên là Vương Tĩnh, vợ là Đào Thanh, mãi không có con. Gia cảnh khó khăn, họ dời quê hương đến Dược Đậu trang (nay là thôn Đại, xã An Lạc) sinh cơ lập nghiệp. Vợ chồng ông Vương Tĩnh chẳng mấy chốc làm ăn tấn tới, khá giả nhưng họ vẫn canh cánh chưa có mụn con. Ông bà thành tâm lập đàn giữa trời, dâng lễ chay cung kính mong trời phù hộ ban phước cho họ có con.
Nửa đêm hôm ấy, bà Thanh nằm mơ, được thần báo mộng: “Gia đình nhà ngươi có phúc dày, trời cao đã biết. Nay trời ban cho một bọc 5 trứng, ba trứng vàng, hai trứng xanh đầu thai vào nhà người làm con quý tử”. Một hôm đang tắm trên dòng Nguyệt Giang, bà thấy sóng nước cuồn cuộn, chợt có còn giao long ngũ sắc nổi lên cuốn chặt lấy bà 5 vòng, bà Thanh vô cùng hoảng sợ. Một lát sau, giao long biến mất, mưa gió tự nhiên tạnh hẳn.
Từ đó, bà Thanh thấy trong người khang khác, rồi bà mang thai. Đủ tháng đủ ngày, bà sinh ra một bọc 5 trứng, sinh 3 con trai, 2 con gái đặt tên là: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, con gái đặt tên Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu. Vợ chồng ông bà Vương Tĩnh nuôi con ăn học chu đáo, binh thư chữ nghĩa, văn chương đều tinh thông, thành thục. Ông bà mất trong lần về thăm quê, để lại 5 người con vẫn chưa trưởng thành.
Lúc bấy giờ giặc Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành đem quân đi đánh giặc, qua Dược Đậu trang, 5 anh em họ Vương đến xin ứng thí tài năng với mong góp sức đánh đuổi kẻ thù cứu nước, cứu dân. Nhà vua phong chức tướng quân cho 5 anh em để cầm quân ra đánh giặc và lập nhiều chiến công. Sau khi khải hoàn về kinh đô, nhà vua truyền cho 5 vị tướng họ Vương cùng về triều để được ban thưởng. 5 vị tướng xin ở lại, đến khi mãn tang cha mẹ thì cùng trở về triều bái yết.
Vào đêm 24 tháng Giêng năm Mậu Dần, giông tố nổi lên, sấm chớp chói lòa, 5 vị tướng quân liền hóa về trời. Nhà vua biết tin đã vô cùng đau xót, tiếc thương liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và ban lệnh truyền bảo nhân dân bản trang lập đề thờ ở các nơi thánh hóa, hương hỏa thờ phụng. Các triều đại phong kiến sắc phong và nhân dân tôn các ngài làm “Thượng đẳng phúc thần”.
Văn nghệ chào mừng
Sau diễn văn, đồng chí Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Nguyễn Văn Huỳnh đánh trống khai hội. Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, thị xã Chí Linh, xã An Lạc, đại diện dòng họ Vương ở Đà Nẵng, Thanh Hóa, nhân dân cùng đông đảo du khách thập phương đã tiến hành dâng hương.
Đ/c Nguyễn Văn Huỳnh đọc diễn văn khai hội.
Dâng hương xong, các đại biểu, cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham gia lễ rước bộ từ đền Cả về đình Hội Đồng.Lễ hội đền Cao được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 18 – 2 đến 20 – 2 (tức từ 22 – 24 tháng Giêng âm lịch). Trong 3 ngày lễ hội, sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền Cả, lễ tế hội động, lễ tế yên vị, lễ ban “Khước Thánh”, lễ tế đập đất, vật đập đất, biểu diễn nghệ thuật Múa rối nước; tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố; giải vật truyền thống.
Văn nghệ chào mừng