ĐÌNH CẢ - PHƯỜNG CHU VĂN AN - TP HẢI PHÒNG
- Thứ sáu - 18/07/2025 09:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đình Cả được toạ lạc ở Khu dân cư Nhân Hậu, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nay là KDC Nhân Hưng, phường Chu Văn An- Tp. Hải Phòng.
Căn cứ vào thần tích thần sắc, hệ thống bia ký, sắc phong và kết quả khảo sát điền dã, nghiên cứu tại di tích. Đình Cả thờ 8 vị thành Hoàng làng: Cao Sơn tên huý là Quý Minh; Đương cảnh thành hoàng Đại Liêu tôn thần; Đương cảnh thành hoàng Bạch Đa tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Trạch Xá tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Cổ Lão tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Cổ Lãm tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Nguyễn Xá tôn thần, và Đương cảnh thành hoàng Nhân Hậu tôn thần.
Theo lịch sử để lại các vị thành hoàng làng có công phù giúp dân làng khai hoang lập ấp mở rộng vùng đất Cù Sơn xưa ( Chí Minh ngày nay và sau khi sáp nhập 01/07/2025 là vùng phía Tây Nam của phường Chu Văn An- thành phố Hải Phòng) để Ghi nhận công huân đức nghiệp của các Ngài, Triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức ( 1847 – 1883), Đồng Khánh ( 1886 – 1888), Duy Tân (1907 – 1916) Khải Định (1916 – 1925) đã sắc phong cho các Ngài.
Làng Cù Sơn xưa còn lưu giữ lại một lễ rước hợp tế giữa các Đình tại Đình Cả
Theo hương ước làng Cù Sơn xã Chí Minh, tổng kiệt Đặc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương hàng năm tại di tích diễn ra một kỳ lễ hội chính là Đại kỳ phúc tế lễ từ ngày 19 đến 21 tháng 10 Âm lịch. Đình Văn Giai, Đình Thanh Trung, Khang Thọ lễ Đại kỳ phúc từ ngày 21 đến 24 tháng 10 Âm lịch; Nghè Vũ có một sự lệ chính là tiểu kỳ phúc vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch., Nghè Trần, Nghè Vại tế lễ theo lệ đình cả.
Trong không gian linh thiêng của lễ hội, sáng ngày 19 tháng 10, Đình làng Thanh Trung, Khang Thọ, Văn Giai và Nhân Hậu cùng nghinh rước kiệu chư vị thành hoàng về đến Đình Cả để hợp tế. Khi đi đến ngã ba Gia Quan (Cũ) Nếu đoàn rước của Đình Văn Giai, Nhân Hậu đến trước đều phải chờ đoàn rước của Đình Non (Thờ anh Cả) thôn Thanh Trung, Khang Thọ đến thì mới được tiếp tục xuất phát về Đình Cả để tế lễ cầu phúc lành cho bách gia trăm họ, cầu cho phong đăng hoà cốc, mùa màng bội thu.
Sáng ngày 20 tháng 10 tổ chức văn nghệ chào mừng và tế lễ dâng hương, tiếp tục mở cửa cho nhân dân và du khách thập phương vào lễ, chiều cùng ngày 3 thôn tiến hành rước kiệu ngai thờ về thôn mình để tổ chức tế lễ An vị vào ngày 21. Và buổi chiều tổ chức lễ giã đám, kết thúc lễ hội.
Di tích Đình Cả có diện tích 678,2 m2, Trước kia Đình làm theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung xây đao tàu déo góc, bằng gỗ tứ thiết. Nội tự đình có nhiều đồ thờ sơn son thếp vàng có giá trị. Trong đình hệ thống vì kèo, xà, đấu đều trạm trổ đề tài “ Tứ Linh”, “ Tứ quý” tinh sảo. Phía trước đình có tả vu, hữu vu đặt theo chiều dọc đăng đối 2 bên sân, mỗi dãy năm gian, xây tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, kết cấu khung vì kèo kẻ chuyền, chất liệu gỗ.
Đến năm 1961 thực hiện chủ trương bài trừ mê tín dị đoan của Đảng, nhân dân đã dỡ 5 gian đại bái lấy gạch ngói xây dựng công trình phúc lợi. công trình chỉ còn lại toà hậu cung.
Trải qua các lần trùng tu tôn tạo đến năm 2023 để mở rộng không gian thờ tự, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Được sự đồng ý của Chính quyền địa phương, Chi bộ, nhân dân 4 KDC, Ông Nguyễn Lấp cùng các Công ty, con em thành đạt trong phường đã công đức tu bổ, tôn tạo lại ngôi Đình trên nền đất cũ. Hiện nay Đình có kết cấu theo kiểu chữ Nhị: 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung cùng với sân, cổng đình tạo thành một khu di tích khang trang bề thế.
Từ cổng đi vào là nhà bia gồm 6 tấm bia đá nằm phía bên phải Đình trong đó có 2 bia niên hiệu Thiệu trị thứ 6 (1846) 01 bia niên hiệu Tự Đức thứ 8 (1855), 01 bia niên hiệu Thành thái thứ 13 (1901). 01 bia thời Nguyễn khoảng thế kỷ XX. Và 01 bia lục giác làm hiện nay bia ghi về lịch sử di tích và lễ hội làng Cù Sơn, ghi danh các con cháu thành đạt của 4 khu dân cư Nhân Hưng, Thanh Trung, Khang Thọ, Văn Giai. Bia cũng ghi nhận công đức của các tập thể cá nhân gia đình để tâm công đức xây dựng đình.
Với các hiện vật, cổ vật, sắc phong và hệ thống bia ký, các phong tục tập quán truyền thống lễ hội được trao truyền, cùng sự đồng tình ủng hộ của Chi bộ, nhân dân 4 KDC. Ngay từ đầu năm 2024. UBND phường đã đăng ký, đề nghị với các cấp về kiểm tra xem xét để Công nhận di tích cấp tỉnh Đình Cả phường Chí Minh.
Sở Văn hoá thể thao và du lịch, bảo tàng Tỉnh Hải Dương, cùng các ban ngành thành phố Chí Linh, UBND phường Chí Minh qua các đợt kiểm tra hoàn thiện hồ sơ tại di tích đã đủ điều kiện Xếp hạng di tích Cấp tỉnh, Ngày 27/12/2024 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra quyết định về việc xếp hạng di tích cấp Tỉnh. Đối với Đình Cả Phường Chí Minh- Nay là phường Chu Văn An- thành phố Hải Phòng.
Đây cũng là một vinh dự to lớn đối với Phường Chu Văn An nói chung và 4 KDC nói riêng. Với tất cả các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan của di tích Đình Cả, việc gìn giữ phát huy di tích trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với chính quyền và nhân dân địa phương.

Căn cứ vào thần tích thần sắc, hệ thống bia ký, sắc phong và kết quả khảo sát điền dã, nghiên cứu tại di tích. Đình Cả thờ 8 vị thành Hoàng làng: Cao Sơn tên huý là Quý Minh; Đương cảnh thành hoàng Đại Liêu tôn thần; Đương cảnh thành hoàng Bạch Đa tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Trạch Xá tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Cổ Lão tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Cổ Lãm tôn thần, Đương cảnh thành hoàng Nguyễn Xá tôn thần, và Đương cảnh thành hoàng Nhân Hậu tôn thần.
Theo lịch sử để lại các vị thành hoàng làng có công phù giúp dân làng khai hoang lập ấp mở rộng vùng đất Cù Sơn xưa ( Chí Minh ngày nay và sau khi sáp nhập 01/07/2025 là vùng phía Tây Nam của phường Chu Văn An- thành phố Hải Phòng) để Ghi nhận công huân đức nghiệp của các Ngài, Triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức ( 1847 – 1883), Đồng Khánh ( 1886 – 1888), Duy Tân (1907 – 1916) Khải Định (1916 – 1925) đã sắc phong cho các Ngài.
Làng Cù Sơn xưa còn lưu giữ lại một lễ rước hợp tế giữa các Đình tại Đình Cả
Theo hương ước làng Cù Sơn xã Chí Minh, tổng kiệt Đặc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương hàng năm tại di tích diễn ra một kỳ lễ hội chính là Đại kỳ phúc tế lễ từ ngày 19 đến 21 tháng 10 Âm lịch. Đình Văn Giai, Đình Thanh Trung, Khang Thọ lễ Đại kỳ phúc từ ngày 21 đến 24 tháng 10 Âm lịch; Nghè Vũ có một sự lệ chính là tiểu kỳ phúc vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch., Nghè Trần, Nghè Vại tế lễ theo lệ đình cả.
Trong không gian linh thiêng của lễ hội, sáng ngày 19 tháng 10, Đình làng Thanh Trung, Khang Thọ, Văn Giai và Nhân Hậu cùng nghinh rước kiệu chư vị thành hoàng về đến Đình Cả để hợp tế. Khi đi đến ngã ba Gia Quan (Cũ) Nếu đoàn rước của Đình Văn Giai, Nhân Hậu đến trước đều phải chờ đoàn rước của Đình Non (Thờ anh Cả) thôn Thanh Trung, Khang Thọ đến thì mới được tiếp tục xuất phát về Đình Cả để tế lễ cầu phúc lành cho bách gia trăm họ, cầu cho phong đăng hoà cốc, mùa màng bội thu.
Sáng ngày 20 tháng 10 tổ chức văn nghệ chào mừng và tế lễ dâng hương, tiếp tục mở cửa cho nhân dân và du khách thập phương vào lễ, chiều cùng ngày 3 thôn tiến hành rước kiệu ngai thờ về thôn mình để tổ chức tế lễ An vị vào ngày 21. Và buổi chiều tổ chức lễ giã đám, kết thúc lễ hội.
Di tích Đình Cả có diện tích 678,2 m2, Trước kia Đình làm theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung xây đao tàu déo góc, bằng gỗ tứ thiết. Nội tự đình có nhiều đồ thờ sơn son thếp vàng có giá trị. Trong đình hệ thống vì kèo, xà, đấu đều trạm trổ đề tài “ Tứ Linh”, “ Tứ quý” tinh sảo. Phía trước đình có tả vu, hữu vu đặt theo chiều dọc đăng đối 2 bên sân, mỗi dãy năm gian, xây tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, kết cấu khung vì kèo kẻ chuyền, chất liệu gỗ.
Đến năm 1961 thực hiện chủ trương bài trừ mê tín dị đoan của Đảng, nhân dân đã dỡ 5 gian đại bái lấy gạch ngói xây dựng công trình phúc lợi. công trình chỉ còn lại toà hậu cung.
Trải qua các lần trùng tu tôn tạo đến năm 2023 để mở rộng không gian thờ tự, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Được sự đồng ý của Chính quyền địa phương, Chi bộ, nhân dân 4 KDC, Ông Nguyễn Lấp cùng các Công ty, con em thành đạt trong phường đã công đức tu bổ, tôn tạo lại ngôi Đình trên nền đất cũ. Hiện nay Đình có kết cấu theo kiểu chữ Nhị: 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung cùng với sân, cổng đình tạo thành một khu di tích khang trang bề thế.
Từ cổng đi vào là nhà bia gồm 6 tấm bia đá nằm phía bên phải Đình trong đó có 2 bia niên hiệu Thiệu trị thứ 6 (1846) 01 bia niên hiệu Tự Đức thứ 8 (1855), 01 bia niên hiệu Thành thái thứ 13 (1901). 01 bia thời Nguyễn khoảng thế kỷ XX. Và 01 bia lục giác làm hiện nay bia ghi về lịch sử di tích và lễ hội làng Cù Sơn, ghi danh các con cháu thành đạt của 4 khu dân cư Nhân Hưng, Thanh Trung, Khang Thọ, Văn Giai. Bia cũng ghi nhận công đức của các tập thể cá nhân gia đình để tâm công đức xây dựng đình.
Với các hiện vật, cổ vật, sắc phong và hệ thống bia ký, các phong tục tập quán truyền thống lễ hội được trao truyền, cùng sự đồng tình ủng hộ của Chi bộ, nhân dân 4 KDC. Ngay từ đầu năm 2024. UBND phường đã đăng ký, đề nghị với các cấp về kiểm tra xem xét để Công nhận di tích cấp tỉnh Đình Cả phường Chí Minh.
Sở Văn hoá thể thao và du lịch, bảo tàng Tỉnh Hải Dương, cùng các ban ngành thành phố Chí Linh, UBND phường Chí Minh qua các đợt kiểm tra hoàn thiện hồ sơ tại di tích đã đủ điều kiện Xếp hạng di tích Cấp tỉnh, Ngày 27/12/2024 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra quyết định về việc xếp hạng di tích cấp Tỉnh. Đối với Đình Cả Phường Chí Minh- Nay là phường Chu Văn An- thành phố Hải Phòng.
Đây cũng là một vinh dự to lớn đối với Phường Chu Văn An nói chung và 4 KDC nói riêng. Với tất cả các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan của di tích Đình Cả, việc gìn giữ phát huy di tích trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với chính quyền và nhân dân địa phương.