LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN SINH - ĐỀN HÓA TƯỞNG NIỆM ĐỨC THÁNH PHI BỒNG HIỆU THIÊN
- Chủ nhật - 25/06/2023 07:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng 25/6 (tức 8/5 âm lịch) tại đền Hóa, Ban Tổ chức Lễ hội TP Chí Linh tổ chức Lễ hội truyền thống đền Sinh – Đền Hóa năm 2023 và tưởng niệm Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên.
Dự lễ tưởng niệm có ông Vũ Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP Chí Linh; cùng lãnh đạo UBND TP, các ban, ngành đoàn thể của thành phố; lãnh đạo xã Lê Lợi, nhân dân thôn An Mô cùng đông đảo du khách thập phương.
Trong diễn văn tưởng niệm, ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội TP Chí Linh đã nêu rõ:
Quần thể di tích danh thắng đền Mẫu Sinh đền Thánh Hóa là danh lam từ ngàn xưa gắn liền với huyền sử, huyền thoại về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi bồng hiệu thiên, vị thần linh có công phù trợ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương và quân dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc thế kỷ 13.
Đây là ngôi đền linh thiêng về cầu đảo cầu lộc, cầu tài, cầu tự nổi tiếng của Việt Nam. Đến nay, những giá trị văn hóa vật thể phi vật thể của khu di tích luôn được hậu Thế dốc sức gìn giữ gìn phụng thờ.
Theo lịch sử ghi lại khoảng năm Thiên Phúc (980 - 988) vua Lê Đại Hành tuần du thiên hạ đi qua địa phận trang Chi Ngại huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc vua cho là thắng cảnh đẹp nhất trời Nam nên dừng chân mở yến hội.
Đêm đó, nhà vua mơ thấy ánh sáng màu đỏ và một vị kim thân sắc tướng nói: Tại đầu khu đất ở trang Chi Ngại, xã Yên Mô, huyện Phượng Nhãn, xứ Kinh Bắc có một hòn đá vuông như chiếc chiếu lớn bên ngoài đột khởi lên ba tòa khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế sơn thủy hữu tình linh trung tú khí. Lời bài ký giáng xuống hòn đá này, đợi nhà nào không làm điều gì ác thì đầu thai xuất thế. Thiên đế sai Hắc Y Nhi ở phương Bắc giang hạ và hòn đá. Đứa trẻ ấy phụng chiếu chỉ đằng vân dáng vũ trực giáng. Bấy giờ là giờ Dần, ngày mùng 8 tháng 5.
Hôm ấy, gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Có một nhóm trẻ chăn trâu thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ nằm trên chỗ lõm của hòn đá, hét lên một tiếng rồi bay thẳng lên trời. Trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hiệu Thiên Đại tướng quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụ chiếu về chầu thượng đế.
Bọn trẻ đều kinh hãi khi trở về kể lại cho người trong làng nghe. Dân làng tụ tập đến nơi đó thấy hòn đá vị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ. Nơi tảng đá hình Mẫu mẹ Thạch Bàn sinh thiên thần thì lập đền Mẫu Sinh. Nơi Đức Thánh Phi bồng hiệu thiên bay về trời thì lập đền Thánh Hóa.
Đến triều Trần, quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước ta, kinh thành bị vây hãm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương phục mệnh cầm quân dẹp giặc. Trên đường truy đánh giặc Quốc công tiết chế hội quân đồn trú ở Côn Sơn và hành lễ tại đền thờ Yên Mô. Đêm đó mộng gặp một ông lão tự xưng là quan thiên thần tên là Phi Bồng hiệu Thiên giáng xuống hòn đá từ thời Tiền Lê, nay nghe Quốc lão phục mệnh đánh giặc Nguyên đi qua đất này, đến để gặp nguyện theo quân âm phù đợi khi bình định giặc rồi thì sắc phong ngôi vị linh hiển.
Tiết chế tỉnh dậy, biết trong mơ gặp thần liền làm lễ tạ ơn. Bỗng trời đất thay đổi mây đen bốn bề mù mịt mưa gió ập đến. Tiếng ầm ù như sấm sét thuyền bay lên bờ. Quốc công tiết chế vỗ tay nói, lòng trời thương đến cho thần âm phù, liền hô binh sĩ cùng đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận quân Nguyên đại bại. Chiến thắng trở về nhà vua mở tiệc phong thưởng tướng sĩ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tấu rằng quân Nguyên sớm được bình định là dựa vào sức phù trợ ngầm của thần linh.
Vua Trần sắc phong Phi Bồng Hiệu Thiên tối linh thượng đẳng thần, sắc chỉ ban cho thần tử ở Yên Mô - Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn thờ phụng. Từ đó về sau đều tỏ rõ linh ứng. Thần hộ quốc giúp dân, xóm làng yên ổn, vinh hoa cầu nắng cầu mưa đều được linh nghiệm. Qua bao đời đế vương đều sắc phong Thượng Đẳng đến đời Hậu Lê những năm 1601 - 1619 xảy ra hạn lớn, lúa mạ trong thiên hạ đều khô hết, nhân dân đói khổ vua lệnh cho quyền thần là Trịnh Tùng đến hành lễ cầu đảo tại Linh từ Yên Mô và thấy có sự hiển ứng thì sắc phong Phi Bồng Hiệu Thiên Đại tướng quân, sắc chỉ cho trang Yên Mô là nơi thờ chính, thần tử ở các khu đều nghênh đón mỹ tự đem về lập cung điện để phụng thờ, lấy ngày mùng 8 tháng 5 là ngày lễ chính. Đến thời Nguyễn vua ban sắc phong cho thần là Thượng đẳng thần hộ quốc, năm Duy Tân Thứ 3 sắc phong Thượng Thượng đẳng tôn thần.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi đền thờ phụng Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên vẫn uy linh trầm mặc, ngút ngàn khói tỏa hương bay, trường tồn cùng đất trời.
Sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu đã nghe lễ đọc văn tế và thực hiện lễ dâng hương tri ân, tưởng nhớ Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Sau đó các đại biểu đã lên đền Sinh dâng hương Đức Thành Mẫu Thạch Bàn.
Lễ hội truyền thống đền Sinh – đền Hóa diễn ra 3 ngày ( từ thứ 6 ngày 23/6/2022 đến chủ nhật ngày 25/6/2023) (tức ngày mồng 6, 7, 8 tháng 5 năm Quý Mão).
Trước đó, ngày 23/6 (tức ngày mồng 6/5 âm lịch) đã diễn ra Lễ cáo yết, Tế khai hội, Giao lưu thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt. Ngày 24/6 (tức ngày mồng 7/5 âm lịch) diễn ra Lễ Mộc dục (thay áo đức Mẫu, áo đức Thánh), Hầu dâng: Thực hành tín ngưỡng Tam phủ.
Trong ngày 25/6 (tức ngày mồng 8/5 âm lịch) ngoài Lễ dâng hương tưởng niệm Đức thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, còn diễn ra Lễ đón bóng Đức thánh, Hầu tạ hội, Tế tạ hội.
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Dự lễ tưởng niệm có ông Vũ Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP Chí Linh; cùng lãnh đạo UBND TP, các ban, ngành đoàn thể của thành phố; lãnh đạo xã Lê Lợi, nhân dân thôn An Mô cùng đông đảo du khách thập phương.
Trong diễn văn tưởng niệm, ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội TP Chí Linh đã nêu rõ:
Quần thể di tích danh thắng đền Mẫu Sinh đền Thánh Hóa là danh lam từ ngàn xưa gắn liền với huyền sử, huyền thoại về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi bồng hiệu thiên, vị thần linh có công phù trợ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương và quân dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc thế kỷ 13.
Đây là ngôi đền linh thiêng về cầu đảo cầu lộc, cầu tài, cầu tự nổi tiếng của Việt Nam. Đến nay, những giá trị văn hóa vật thể phi vật thể của khu di tích luôn được hậu Thế dốc sức gìn giữ gìn phụng thờ.
Theo lịch sử ghi lại khoảng năm Thiên Phúc (980 - 988) vua Lê Đại Hành tuần du thiên hạ đi qua địa phận trang Chi Ngại huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc vua cho là thắng cảnh đẹp nhất trời Nam nên dừng chân mở yến hội.
Đêm đó, nhà vua mơ thấy ánh sáng màu đỏ và một vị kim thân sắc tướng nói: Tại đầu khu đất ở trang Chi Ngại, xã Yên Mô, huyện Phượng Nhãn, xứ Kinh Bắc có một hòn đá vuông như chiếc chiếu lớn bên ngoài đột khởi lên ba tòa khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế sơn thủy hữu tình linh trung tú khí. Lời bài ký giáng xuống hòn đá này, đợi nhà nào không làm điều gì ác thì đầu thai xuất thế. Thiên đế sai Hắc Y Nhi ở phương Bắc giang hạ và hòn đá. Đứa trẻ ấy phụng chiếu chỉ đằng vân dáng vũ trực giáng. Bấy giờ là giờ Dần, ngày mùng 8 tháng 5.
Hôm ấy, gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Có một nhóm trẻ chăn trâu thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ nằm trên chỗ lõm của hòn đá, hét lên một tiếng rồi bay thẳng lên trời. Trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hiệu Thiên Đại tướng quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụ chiếu về chầu thượng đế.
Bọn trẻ đều kinh hãi khi trở về kể lại cho người trong làng nghe. Dân làng tụ tập đến nơi đó thấy hòn đá vị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ. Nơi tảng đá hình Mẫu mẹ Thạch Bàn sinh thiên thần thì lập đền Mẫu Sinh. Nơi Đức Thánh Phi bồng hiệu thiên bay về trời thì lập đền Thánh Hóa.
Đến triều Trần, quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước ta, kinh thành bị vây hãm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương phục mệnh cầm quân dẹp giặc. Trên đường truy đánh giặc Quốc công tiết chế hội quân đồn trú ở Côn Sơn và hành lễ tại đền thờ Yên Mô. Đêm đó mộng gặp một ông lão tự xưng là quan thiên thần tên là Phi Bồng hiệu Thiên giáng xuống hòn đá từ thời Tiền Lê, nay nghe Quốc lão phục mệnh đánh giặc Nguyên đi qua đất này, đến để gặp nguyện theo quân âm phù đợi khi bình định giặc rồi thì sắc phong ngôi vị linh hiển.
Tiết chế tỉnh dậy, biết trong mơ gặp thần liền làm lễ tạ ơn. Bỗng trời đất thay đổi mây đen bốn bề mù mịt mưa gió ập đến. Tiếng ầm ù như sấm sét thuyền bay lên bờ. Quốc công tiết chế vỗ tay nói, lòng trời thương đến cho thần âm phù, liền hô binh sĩ cùng đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận quân Nguyên đại bại. Chiến thắng trở về nhà vua mở tiệc phong thưởng tướng sĩ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tấu rằng quân Nguyên sớm được bình định là dựa vào sức phù trợ ngầm của thần linh.
Vua Trần sắc phong Phi Bồng Hiệu Thiên tối linh thượng đẳng thần, sắc chỉ ban cho thần tử ở Yên Mô - Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn thờ phụng. Từ đó về sau đều tỏ rõ linh ứng. Thần hộ quốc giúp dân, xóm làng yên ổn, vinh hoa cầu nắng cầu mưa đều được linh nghiệm. Qua bao đời đế vương đều sắc phong Thượng Đẳng đến đời Hậu Lê những năm 1601 - 1619 xảy ra hạn lớn, lúa mạ trong thiên hạ đều khô hết, nhân dân đói khổ vua lệnh cho quyền thần là Trịnh Tùng đến hành lễ cầu đảo tại Linh từ Yên Mô và thấy có sự hiển ứng thì sắc phong Phi Bồng Hiệu Thiên Đại tướng quân, sắc chỉ cho trang Yên Mô là nơi thờ chính, thần tử ở các khu đều nghênh đón mỹ tự đem về lập cung điện để phụng thờ, lấy ngày mùng 8 tháng 5 là ngày lễ chính. Đến thời Nguyễn vua ban sắc phong cho thần là Thượng đẳng thần hộ quốc, năm Duy Tân Thứ 3 sắc phong Thượng Thượng đẳng tôn thần.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi đền thờ phụng Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên vẫn uy linh trầm mặc, ngút ngàn khói tỏa hương bay, trường tồn cùng đất trời.
Sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu đã nghe lễ đọc văn tế và thực hiện lễ dâng hương tri ân, tưởng nhớ Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Sau đó các đại biểu đã lên đền Sinh dâng hương Đức Thành Mẫu Thạch Bàn.
Lễ hội truyền thống đền Sinh – đền Hóa diễn ra 3 ngày ( từ thứ 6 ngày 23/6/2022 đến chủ nhật ngày 25/6/2023) (tức ngày mồng 6, 7, 8 tháng 5 năm Quý Mão).
Trước đó, ngày 23/6 (tức ngày mồng 6/5 âm lịch) đã diễn ra Lễ cáo yết, Tế khai hội, Giao lưu thực hành tín ngưỡng Tam phủ của người Việt. Ngày 24/6 (tức ngày mồng 7/5 âm lịch) diễn ra Lễ Mộc dục (thay áo đức Mẫu, áo đức Thánh), Hầu dâng: Thực hành tín ngưỡng Tam phủ.
Trong ngày 25/6 (tức ngày mồng 8/5 âm lịch) ngoài Lễ dâng hương tưởng niệm Đức thánh Phi Bồng Hiệu Thiên và Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, còn diễn ra Lễ đón bóng Đức thánh, Hầu tạ hội, Tế tạ hội.
Một số hình ảnh tại lễ hội: